Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Thời gian

8:00 - 20:00

Hotline

036.933.5252

banner banner

Đừng chủ quan khi nước tiểu ra cặn kéo dài

Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang

Đánh giá:

post

Chia sẻ:

Những thứ tồn tại trong cơ thể như: thuốc, thực phẩm và bệnh tật có thể ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc nước tiểu của bạn. Tuy nhiên, một khi sự thay đổi trở nên bất thường với hiện tượng tiểu ra cặn nâu, tiểu ra cặn trắng… bạn tuyệt đối không được chủ quan, bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu và thận.

Đừng chủ quan khi nước tiểu ra cặn kéo dài

Nước tiểu chính là chất thải lỏng trong cơ thể chủ yếu từ nước, muối, urê và axit uric. Thận sẽ lọc các độc tố và chất cặn bã trong máu sau đó tạo thành nước tiểu.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, nước tiểu sẽ trong và có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn có những thay đổi bất thường thì chất lượng và màu sắc nước tiểu cũng có sự thay đổi. Điển hình nhất chính là tình trạng tiểu ra cặn nâu, tiểu ra cặn trắng, kèm theo mùi khai nồng khó chịu…
Các bác sĩ chuyên khoa Thận, tiết niệu cho biết, một khi xuất hiện tình trạng tiểu ra cặn nâu, tiểu ra cặn trắng trong thời gian dài. Bạn tuyệt đối không được chủ quan, bởi đó có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm:
Tiểu ra cặn nâu:
Nước tiểu có màu nâu đỏ, có thể do tiểu ra máu hoặc do chất chuyển hóa có màu đỏ được thận đào thải.
Tình trạng tiểu ra cặn nâu có thể do chấn thương thận hoặc vi khuẩn thâm nhập đường tiết niệu; mắc các bệnh lý như sỏi thận – đường tiết niệu, viêm bọng đái, thận đa nang; ung thư thận, ung thư bọng đái, ung thư tiền liệt tuyến…
Hầu hết, các bệnh lý kể trên, sẽ làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận… Từ đó dẫn đến màng lọc cầu thận bị hư hỏng, suy yếu và mất đi chức năng của nó khiến hồng cầu thoát ra cùng nước tiểu, gây tiểu máu.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn gan, thận như ung thư gan, xơ gan và viêm gan cấp đều có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu nâu sẫm.
Tiểu ra cặn trắng:
Nếu nước tiểu của bạn có nhiều vẩn đục hoặc có cặn trắng, thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu (UTI) hoặc sỏi thận.
Trong trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu, nước tiểu cũng sẽ có mùi ammonia mạnh, mùi hôi hoặc thậm chí hơi ngọt. Đó là do vi khuẩn gây nhiễm trùng tạo ra mùi hôi như là một sản phẩm phụ rất đáng lo ngại.
Ngoài ra, tiểu ra cặn màu trắng đục cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo do lậu, chlamydia hay tiểu dưỡng chấp, tiểu phosphate.

Đã tìm ra nguyên nhân gây tiểu ra cặn bất thường!

Thực tế, tình trạng tiểu ra cặn màu nâu, màu trắng hay tiểu ra cặn màu trắng đục đều có thể do rất nhiều bệnh lý gây nên. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến bạn mắc phải các bệnh lý này rất ít được người bệnh chú ý.
Do đó, để chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị những bất thường ở đường tiểu kịp thời, các bác sĩ cho biết các nguyên nhân chính gây tiểu ra cặn phổ biến như:
Nhiễm trùng thận:
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều gây ảnh hưởng đến thận. Ban đầu là nhiễm trùng đường tiết niệu và có thể lan rộng và nặng lên nếu không được điều trị đúng cách.
Tiểu dưỡng chấp: 
Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.
Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu ra màu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông.
Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia: 
Ngoài triệu chứng nước tiểu ra cặn màu trắng đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như: tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng, thậm chí tiểu có mủ.
Tiểu phosphate: 
Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu.
Thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn trắng như cặn vôi.
Do dùng thuốc:
Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng tiểu ra cặn nâu hoặc trắng như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.
Do thực phẩm: 
Các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn.
Ngoài ra, nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục.
Không uống đủ nước:
Lượng nước không đủ nên không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu.
Cách khắc phục đơn giản là đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít, nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Chấm dứt tình trạng tiểu ra cặn, bạn nên làm gì?

Như vậy việc thay đổi màu sắc, tính chất của nước tiểu cũng là công cụ để đánh giá và xem xét tình hình sức khỏe của bạn.
Nếu những tình trạng đó chỉ diễn ra trong một vài ngày thì không đáng lo ngại, nhưng nếu kéo dài thì bạn thực sự cần phải thăm khám ngay. Theo dõi tình trạng nước tiểu thường xuyên cũng là cách để chăm sóc sức khỏe của bạn.
Thông thường, để điều trị lâu dài hiện tượng bất thường này, các bác sĩ cho biết điều trị nội khoa được coi là giải pháp an toàn hơn cả.
Chủ yếu là các loại thuốc Tây y chuyên khoa, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm đau, hồi phục những tổn thương nhanh chóng.
Kết hợp với thuốc Đông y có ưu điểm cải thiện bệnh từ bên trong, thông niệu, thanh nhiệt bàng quang, mát gan, lợi tiểu, kháng khuẩn, giúp nước tiểu trở về trạng thái bình thường, đồng thời tăng sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ từ thuốc Tây y và hạn chế bệnh tái phát trở lại.
Ngoài ra, để có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, người bệnh cũng cần lưu ý đến những thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học để hạn chế gặp phải những bất thường ở hệ sinh dục cũng như sự thay đổi ở nước tiểu.
Hy vọng với những thông tin ở bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng tiểu ra cặn màu nâu, tiểu ra cặn màu trắng đục là do đâu? Từ đó chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị. Mọi băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 036.933.5252 để được tư vấn sớm nhất.
post

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Tiểu đêm tiểu không được đau thắt lưng bên phải: Nguyên nhân và Cách chấm dứt nhanh chóng triệu chứng

Tiểu đêm tiểu không được đau thắt lưng bên phải: Nguyên nhân và Cách chấm dứt nhanh chóng triệu chứng

Tiểu đêm tiểu không được đau thắt lưng bên phải là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và...

Hình ảnh các loại bệnh nấm ở bộ phận sinh dục nam giới & Cách chữa hiệu quả

Hình ảnh các loại bệnh nấm ở bộ phận sinh dục nam giới & Cách chữa hiệu quả

Không chỉ có nữ giới mới bị nấm xâm nhập gây bệnh, nam giới cũng không phải ngoại lệ. Nấm dễ lây nhiễm, dễ...

Bị rối loạn tiểu tiện – Tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa Thận Tiết Niệu

Bị rối loạn tiểu tiện – Tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa Thận Tiết Niệu

Tình trạng bị rối loạn tiểu tiện không chỉ gây ám ảnh về mặt tâm lý, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh...

Nguyên nhân gây bệnh tiểu liên tục phái mạnh

Nguyên nhân gây bệnh tiểu liên tục phái mạnh

Đi tiểu là một hiện tượng bài tiết bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, đàn ông khi thấy mình có những biểu hiệu...

Nguyên nhân gây bí tiểu do đâu? Cảnh báo những nguyên nhân cần chú ý

Nguyên nhân gây bí tiểu do đâu? Cảnh báo những nguyên nhân cần chú ý

Bí tiểu là dấu hiệu bất thường về tiểu tiện có nhiều người đã và đang gặp phải. Tuy nhiên nguyên nhân gây bí...

Tiểu ra máu ở nữ giới: nguyên nhân nào gây ra?

Tiểu ra máu ở nữ giới: nguyên nhân nào gây ra?

Tiểu ra máu ở nữ giới là triệu chứng bác sĩ khuyến cáo không thể coi thường. Đặc biệt, nếu hiện tượng tiểu ra...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
036.933.5252 TƯ VẤN ONLINE CHAT ZALO FACEBOOK