Nổi mẩn ngứa ở chân xảy ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây cản trở một số hoạt động hàng ngày, đồng thời là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh da liễu nguy hiểm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng ngứa da chân và cách khắc phục, hãy cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết hôm nay.
Bệnh ngứa nổi mụn nước mẩn đỏ ở da chân là như thế nào?
Ngứa da chân là tình trạng thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng hoặc đang mắc các bệnh lý ngoài da. Khi bị nổi mẩn ngứa ở chân tay, người bệnh thường thấy da ở tay, chân xuất hiện những nốt mụn hoặc sẩn nhỏ có màu đỏ.
Đi cùng với tình trạng trên là triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, cơn ngứa có thể thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Nhưng cũng có nhiều trường hợp cơn ngứa kéo dài, nổi mụn, lở loét và nhiễm trùng nếu không được điều trị.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Ngứa nổi mụn nước mẩn đỏ ở da chân là biểu hiện của bệnh gì?
Theo các Bác sĩ chuyên khoa da liễu, hiện tượng ngứa da chân, ngứa kẽ chân hay ngứa bàn chân… đôi khi không chỉ xuất phát từ các vấn đề sinh lý, thói quen vệ sinh… mà chúng còn được cảnh báo có liên quan đến một số bệnh lý da liễu điển hình dưới đây:
-
1. Viêm da tiếp xúc
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nổi mẩn ngứa ở chân. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đi dép chật hoặc thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất gây kích ứng da như nước xà phòng, dung dịch tẩy rửa, bột giặt…
Triệu chứng thường gặp của viêm da tiếp xúc là trên da xuất hiện những nốt mụn nước li ti màu đỏ hồng kèm với triệu chứng hơi ngứa.
-
2. Bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh lý tự miễn có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể như khuỷu tay, đầu gối, đầu… Bệnh nhân có thể bị mẩn ngứa khuỷu tay, mẩn ngứa ở bắp chân hoặc nổi mẩn ngứa ở mu bàn chân…
Những nốt mẩn ngứa trên có thể bị bong da, tróc những vảy bạc li ti. Nếu bị vảy nến thể mủ, người bệnh sẽ thấy những nốt mẩn ngứa xuất hiện mủ.
-
3. Tổ đỉa
Tổ đỉa là một thể bệnh đặc biệt của bệnh chàm (eczema) thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, kẽ chân.
Tổ đỉa có thể gây mẩn ngứa ở nhiều vị trí trên chân, bị ngứa ở kẽ chân và nó thường khiến người bệnh ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
-
4. Nấm chân
Nấm ở chân thường xảy ra khi người bệnh bị nhiễm vi nấm. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người bị tăng tiết mồ hôi, đi giày dép chật hoặc mắc các bệnh lý như tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch…
Khi bị nấm chân, người bệnh sẽ thấy trên bàn chân, kẽ chân xuất hiện những mảng da màu đỏ hồng kèm mụn nước li ti.
-
5. Viêm nang lông
Là tình trạng viêm nhiễm ở các nang lông. Tại khu vực bị viêm thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ, có biểu hiện giống vết côn trùng cắn.
Khi viêm nang lông phát triển mạnh mẽ chúng sẽ lan dần ra thành một khoảng lớn và xuất hiện tại nhiều vị trí da trong đó có các khu vực bắp chân, bắp đùi.
-
6. Lichen phẳng
Bệnh lý lichen phẳng hay còn được biết đến với cái tên khoa học là lichen planus cũng thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ ngứa ở chân.
Trên da người bị bệnh sẽ xuất hiện nhiều mảng da sưng nhỏ. Khi chạm vào các vết sưng này thường thấy cứng, căng bóng và có thể kèm theo các vết bầm, tím.
Nổi mẩn ngứa đỏ ở da chân có nguy hiểm không?
Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở chân tuy không đe doạ tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể tác động rất nhiều đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh:
– 1. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, xấu hổ.
– 2. Cảm giác ngứa ngáy kéo dài làm gián đoạn công việc cũng như các hoạt động sống hàng ngày.
– 3. Đi lại gặp nhiều khó khăn.
– 4. Gây mất ngủ, thiếu ngủ, tinh thần sa sút do cơn ngứa xuất hiện nhiều vào ban đêm.
– 5. Tâm lý mệt mỏi, stress kéo dài.
Bệnh ngứa da chân khi nào cần gặp Bác sĩ?
Ngứa da chân không chỉ đơn thuần là vấn đề sinh lý hay hiện tượng côn trùng cắn. Để biết chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh, bạn cần gặp bác sĩ ngay khi:
– 1. Tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kéo dài dai dẳng nhiều tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm.
– 2. Trên da đột ngột xuất hiện các mụn nước, nhọt nhỏ li ti, đốm đỏ có thể gây ngứa hoặc không.
– 3. Cơ thể bị sốt, có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, da dẻ kém sắc.
– 4. Các tổn thương da có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng, tấy, lở loét và lan rộng.
Giải pháp khắc phục chứng mẩn ngứa nổi mụn nước mẩn đỏ ở da chân hiệu quả
Bác sĩ sẽ tiến hành các phương thức chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây ngứa ở chân thông qua các bước khám lâm sàng, xem xét bệnh sử của bạn, tình trạng hiện tại và các loại thuốc bạn đang sử dụng… Chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như:
– Xét nghiệm máu giúp đánh giá nồng độ vitamin hoặc hormone trong máu, chức năng cơ quan và mức độ tế bào máu của bạn.
– Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như X-quang, MRI hoặc siêu âm.
– Kiểm tra chức năng thần kinh của bạn bằng các phương pháp như kiểm tra vận tốc dẫn truyền thần kinh hoặc đo điện cơ.
Máy laser bán dẫn
Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt
Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại
Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về nguyên nhân, mức độ bệnh và tư vấn hướng điều trị phù hợp:
* Điều trị nội khoa (Trị ngứa da chân bằng thuốc):
– 1. Thuốc kháng H1: Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều trị dị ứng, giúp giảm ngứa hiệu quả.
– 2. Thuốc kháng viêm: Loại thuốc này thường được sử dụng khi bị nổi mẩn ngứa ở chân nặng. Nó giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng corticoid thời gian dài có thể gây mỏng da, teo da, ảnh hưởng tới gan thận… do vậy không nên tự ý sử dụng và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
– 3. Thuốc kháng sinh: Thuốc được sử dụng cho người bệnh khi bị nhiễm trùng ở vùng da bị nổi mẩn ngứa.
– 4. Kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm thường có chứa các thành phần lành tính. Nó giúp cung cấp độ ẩm trên da và làm dịu làn da bị kích ứng.
Mỗi người bệnh thường sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, do đó bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong liệu trình chữa trị không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc… Bên cạnh đó để hỗ trợ cho quá trình điều trị và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát, bạn cần lưu ý:
– 1. Tránh tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây dị ứng như côn trùng, mủ thực vật, phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn…
– 2. Khi đi giày nên lựa chọn tất có độ thấm hút tốt, hoặc tốt nhất nếu có thể hãy đi dép để giúp da chân thông thoáng, hạn chế đổ mồ hôi, giảm mức độ viêm đỏ, ngứa ngáy.
– 3. Hạn chế gãi, chà xát da và mặc quần áo bó sát người, có chất liệu thô cứng, không có khả năng thấm hút mồ hôi làm da bị tổn thương hơn.
– 4. Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là các kẽ chân hàng ngày bằng nước ấm hoặc nước muối để loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn tránh gây viêm nang lông.
– 5. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều hóa chất tẩy rửa mạnh, dễ gây kích ứng và mẫn cảm cho da. Vào mùa hanh khô bạn nên bôi kem dưỡng ẩm để tránh khô và kích ứng da.
– 6. Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi và uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
– 7. Hạn chế đồ uống có chứa cồn, gas; hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ…
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là một trong những đơn vị y tế không chỉ đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và sạch sẽ đúng theo tiêu chuẩn.
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc các bệnh lý về da liễu cũng như tình trạng ngứa chân, mời bạn đặt câu hỏi ngay trên {HỆ THỐNG TƯ VẤN TRỰC TUYẾN} hoặc gọi đến Hotline: 033 555 1280 để được hỗ trợ nhanh chóng.