Bệnh nấm da là một bệnh hay gặp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù có hàng triệu loài nấm nhưng chỉ có khoảng 300 loài nấm thực sự có thể gây nhiễm trùng ở người và trong số đó, một số loại nhiễm trùng nấm có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Hãy cùng các chuyên gia sẽ xem xét kỹ hơn một số bệnh nấm da phổ biến với những triệu chứng dễ phát hiện.
Nhiễm nấm da là gì?
Nhiễm nấm hay còn gọi là bệnh nấm da, một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra. Nấm sống ở khắp mọi nơi, chúng có thể được tìm thấy trong thực vật, đất và thậm chí trên da của bạn. Những sinh vật cực nhỏ này thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì, trừ khi chúng sinh sôi nhanh hơn bình thường hoặc xâm nhập vào bên trong da qua một vết cắt hoặc tổn thương.
Vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm ướt nên nhiễm nấm da thường xuất hiện ở những vùng ẩm ướt hoặc vùng da ra nhiều mồ hôi, ví dụ như bàn chân, bẹn và các nếp gấp của da. Thông thường, những bệnh nhiễm trùng này xuất hiện dưới dạng phát ban có vảy, da đổi màu và thường gây ngứa.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Bệnh nấm da thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, bao gồm việc tiếp xúc với nấm trên quần áo hoặc các vật dụng khác hoặc có thể tiếp xúc với người hoặc động vật bị nấm.
Mặc dù bệnh nấm da rất phổ biến, thường xuyên xảy ra và có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Các bệnh nấm da thường dễ tái phát, lây lan nhanh, gây ngứa. Ở những người khỏe mạnh có miễn dịch bình thường, các chủng nấm nông thường chỉ gây bệnh trên da có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh chống nấm và các biện pháp vệ sinh.
Tìm hiểu về các loại bệnh nấm da thường gặp
Như đã nói ở trên, có rất nhiều trùng nấm khác nhau nhưng chỉ có một số loại có thể gây bệnh trên da người. Cụ thể sẽ là những căn bệnh sau đây.
-
Bệnh lang ben
Bệnh lang ben là một bệnh nhiễm trùng da do nấm men gây ra các mảng da đổi màu hình bầu dục nhỏ phát triển trên da. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức của một loại nấm cụ thể có tên là Malassezia, loại nấm hiện diện tự nhiên trên da của khoảng 90% người lớn. Những mảng da đổi màu này thường xuất hiện nhất ở lưng, ngực và cánh tay trên.
Lang ben do nấm thường có hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay da tiết nhiều mồ hôi. Lúc này, bệnh nhân có cảm giác bị kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu.
Các mảng da lang ben trông sáng hơn hoặc tối hơn phần còn lại của da và có thể có màu đỏ, hồng, rám nắng hoặc nâu. Các mảng này thường ngứa, bong tróc hoặc có vảy. Bệnh lang ben dễ xảy ra vào mùa hè hoặc ở những vùng ấm áp, ẩm ướt.
Bệnh lang ben tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng, độ pH của da và cả độ ẩm của da. Một số trường hợp trong cùng một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người thân khác lại không mắc.
-
Nấm hắc lào
Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào với dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó sẽ thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền và bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm.
Viền nấm có xu hướng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi người bệnh ngứa, gãi sẽ làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể mình.
Bệnh hắc lào là một trong những bệnh da liễu có khả năng lây truyền từ người này sang người khác, thường do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như dùng chung quần áo, khăn mặt – khăn tắm, ngủ cùng giường, đắp cùng chăn…
-
Nấm kẽ
Bệnh thường gặp ở những người có nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày như: nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội…. Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm kẽ.
-
Nấm móng
Bệnh nấm móng xuất hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng sẽ mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh, dưới rãnh có chất bột vụn. Móng của người bệnh càng ngày càng bị sần sùi, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.
Loại nấm này sẽ gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm, da vùng góc móng cũng bị tổn thương sưng đỏ và đôi khi bị mưng mủ.
-
Nấm chân
Nấm da chân thường phát triển giữa các ngón chân. Bệnh nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng do nấm ảnh hưởng đến da ở bàn chân, thường là vùng da giữa các ngón chân. Các triệu chứng điển hình của nấm da chân bao gồm ngứa, có cảm giác nóng, châm chích giữa các ngón chân hoặc lòng bàn chân, da có màu đỏ, có vảy khô hoặc bong tróc, da nứt nẻ hoặc phồng rộp.
Trong một số trường hợp, nấm có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể như móng tay, bẹn hoặc bàn tay. Các loại nấm chân phổ biến bao gồm:
– Đây được gọi là nhiễm trùng giữa các ngón chân. Hầu hết những người bị nấm da chân đều có dạng này. Bệnh thường xảy ra giữa hai ngón chân nhỏ nhất của bạn. Nhiễm trùng có thể lan đến lòng bàn chân.
– Dạng này có thể bắt đầu với kích ứng, khô, ngứa hoặc da có vảy. Theo thời gian, da có thể dày lên và nứt nẻ. Nhiễm trùng này bao gồm toàn bộ lòng bàn chân và lan rộng ra hai bên bàn chân.
– Đây là loại nấm bàn chân hiếm nhất, nó thường bắt đầu với sự bùng phát đột ngột của các mụn nước chứa đầy chất lỏng ở dưới bàn chân. Chúng cũng có thể xuất hiện giữa các ngón chân, trên gót chân hoặc trên đầu bàn chân.
-
Nấm tóc (nấm da đầu)
Nấm tóc biểu hiện là trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào nhưng bệnh nhân không cảm thấy gì khác thường và tóc cũng không bị rụng. Nấm tóc có biểu hiện tổn thương trên da đầu với nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng 3 – 5mm, da đầu có vảy mỏng hoặc ngứa da vùng đầu.
Nhiễm nấm này ảnh hưởng đến da đầu và các sợi tóc. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng có thể bao gồm xuất hiện các mảng hói cục bộ, có thể có vảy hoặc màu đỏ, da đóng vảy và ngứa, cảm giác đau trong các mảng da bị nấm.
-
Nấm ở vùng bẹn và đùi
Là một bệnh nhiễm trùng da do nấm ở vùng bẹn và đùi. Triệu chứng chính là phát ban đỏ, ngứa thường bắt đầu ở vùng bẹn hoặc xung quanh đùi bên trong. Phát ban có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể lực ra nhiều mồ hôi làm da vùng bẹn, mông thường xuyên ẩm ướt, bệnh có thể lan đến mông và bụng. Vùng da bị ảnh hưởng có thể xuất hiện mảng da đỏ, lành ở trung tâm, có hình vòng nhiều cung, bờ tổn thương có vảy, mụn nước.
-
Nấm Candida ở da
Đây là một bệnh nhiễm trùng da do nấm Candida gây ra. Loại nấm này tồn tại tự nhiên trên da và bên trong cơ thể chúng ta. Khi phát triển quá mức, nhiễm trùng có thể xảy ra. Nhiễm trùng da do nấm Candida xảy ra ở những nơi ấm, ẩm và kém thông thoáng như vùng da dưới vú và các nếp gấp của mông. Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida trên da bao gồm phát ban đỏ ngứa mụn mủ đỏ nhỏ.
Con đường lây truyền và Nguy cơ gây bệnh nấm da
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nấm da do vi nấm gây ra và có khả năng lây truyền qua 4 con đường:
- Người qua người
- Động vật qua người
- Tiếp xúc trực tiếp với vi nấm
- Đồ vật nhiễm nấm lây sang người
Có một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, bao gồm:
- Sống trong môi trường ẩm ướt
- Đổ mồ hôi nhiều
- Da không sạch sẽ và không khô ráo
- Dùng chung các vật dụng như quần áo, giày dép, khăn tắm.
- Mặc quần áo chật hoặc mang giày dép không thoáng khí
- Tham gia các hoạt động tiếp xúc da kề da thường xuyên
- Tiếp xúc với động vật có thể bị nhiễm bệnh
- Bị suy yếu hệ thống miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, điều trị ung thư hoặc các bệnh như HIV.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da
Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh nấm thường gặp.
- Không vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh nấm da
- Tiếp xúc với thú cưng
- Tiếp xúc với người bệnh
- Sống trong môi trường nóng và ẩm ướt
- Suy giảm miễn dịch
Các biến chứng bệnh Bệnh nấm da
Bệnh nấm da thường ít khi gây ảnh hưởng đến các cơ quan, tạng khác trong cơ thể, ít khi nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Một số các biến chứng có thể xảy ra như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi vùng nhiễm nấm ngày càng lan rộng mà không được khám chữa.
- Tổn thương, chảy máu và tạo điều kiện thuận lợi bội nhiễm da.
- Gây khó chịu cho người bệnh như ngứa, đau,..
- Có nguy cơ tái phát nếu chưa sai cách.
- Lây lan rộng trong cộng đồng do tiếp xúc gần.
Phòng ngừa bệnh nấm da như thế nào?
Cố gắng ghi nhớ những mẹo sau để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da:
- Đảm bảo thực hành vệ sinh tốt.
- Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm.
- Mặc quần áo sạch mỗi ngày, đặc biệt là tất và quần áo lót.
- Chọn quần áo và giày dép thoáng khí. Tránh mặc quần áo hoặc giày quá chật.
- Đảm bảo lau khô cơ thể đúng cách bằng khăn sạch, khăn khô sau khi tắm hoặc bơi.
- Mang dép hoặc dép xỏ ngón trong phòng thay đồ thay vì đi bằng chân trần.
- Lau sạch các bề mặt dùng chung như thiết bị tập thể dục hoặc thảm.
- Tránh xa những động vật có dấu hiệu nhiễm nấm.
Chữa nấm da không quá khó nếu tìm đúng cơ sở uy tín
Các chuyên gia khẳng định, đây là bệnh lành tính, hầu như chúng không gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, tuy nhiên dễ lây lan, gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Không những thế bệnh còn dai dẳng, khó điều trị dứt điểm, những lần tái phát sau còn nặng hơn lần trước gây rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Do vậy khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu trên da mà giống như những gì trình bày ở trên, bạn nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là tìm đến những chuyên gia da liễu để được tư vấn và sử dụng thuốc đúng cách. Tốt nhất không nên tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống, trong trường hợp xấu nhất chỉ khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Nếu chưa tìm được địa chỉ thăm khám các bệnh về da liễu uy tín, bạn hãy thử đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao. Đến với phòng khám bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành chuyên khoa da liễu, cùng với những phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, nhất định sẽ làm hài lòng quý khách hàng.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại thông tin {TẠI ĐÂY} hoặc gọi tới số Hotline: 033 555 1280 của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được tư vấn cụ thể.