Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Thời gian

8:00 - 20:00

Hotline

033.555.1280

banner banner

Đái dắt ở nữ giới: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần điều trị gấp

Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang

Đánh giá:

post

Chia sẻ:

Đái dắt ở nữ giới là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường ở bàng quang, âm đạo, đường tiết niệu,…Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng tới chị em trong sinh hoạt hàng ngày mà còn biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Đái dắt ở nữ giới: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần điều trị gấp

ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI LÀ GÌ?

Đái dắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần, liên tục trong một khoảng thời gian ngắn hay một ngày, lượng nước tiểu mỗi lần đi chỉ có một ít. Thậm chí, chị em đi tiểu không kịp thời, khiến nước tiểu chảy són ra quần gây cảm giác khó chịu, mất vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe.

DẤU HIỆU ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

Nữ giới có thể nhận biết đái dắt thông qua các biểu hiện sau đây:
  • Tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần trong ngày và ban đêm, lượng nước tiểu ít.
  • Nước tiểu đục màu, có mùi lạ, đôi khi có mủ hay máu.
  • Đi tiểu có cảm giác đau, nóng rát khó chịu.
  • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ, đau lưng hông, ớn lạnh
  • Bàng quang luôn ở trong trạng thái căng tức.
Nếu có các triệu chứng kể trên, bạn hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay TẠI ĐÂY, để được tư vấn cụ thể và có biện pháp can thiệp kịp thời.

ĐI ĐÁI DẮT Ở PHỤ NỮ LÀ BỆNH GÌ?

Theo thống kê, có đến 90% nữ giới đi đái dắt do bệnh lý gây ra, trong đó phải kể đến như:
1. Viêm đường tiết niệu
Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một số bộ phận đường tiết niệu. Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu thường do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm,…
Viêm đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đái dắt ở nữ giới. Ngoài tiểu buốt thì viêm đường tiết niệu còn có các triệu chứng khác như:
  • Đau rát, buốt mỗi lần đi tiểu
  • Nước tiểu đục màu và có mùi hôi khó chịu
  • Tiểu rắt không kiểm soát
  • Đau bụng dưới
2. Viêm niệu đạo
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm niệu đạo là do những tác nhân xấu như: Vi khuẩn, nấm , tạp trùng,… thâm nhập vào và phát triển tạo thành bệnh. Việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nhịn tiểu quá lâu, hay quan hệ tình dục không lành mạnh cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh.
Khi bị viêm niệu đạo, người bệnh thường cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, cùng với đó là đái dắt. Các số triệu chứng thường gặp khác của bệnh viêm niệu đạo như:
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau rát, nóng
  • Bí tiểu, bàng quang căng tức
  • Đau bụng dưới và hậu môn
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tiểu ra máu, hoặc mủ
  • Nước tiểu có mùi hôi và đậm màu
3. Viêm bàng quang
DẤU HIỆU ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?
Viêm bàng quang là một căn bệnh thực sự không còn xa lạ, và nó thường xảy ra ở phụ nữ. Viêm bàng quang cũng là một dạng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do các loại vi khuẩn thông qua niệu đạo và thâm nhập vào trong bàng quang.
Ngoài ra, việc đặt ống thông tiểu, hoặc là dị ứng hóa chất có trong dung dịch vệ sinh, nước hoa,… cũng là các nguyên nhân gây bệnh. Một trong những triệu chứng điển hình của viêm bàng quang là đái dắt. Đi cùng tiểu rắt còn có các triệu chứng khác dưới đây:
  • Tiểu buốt
  • Niệu đạo cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu
  • Tiểu són
  • Tiểu ra máu
  • Nước tiểu có mùi hôi và sẫm màu
  • Đau bụng dưới
  • Sốt nhẹ
  • Đau vùng xương chậu, đau lưng
4. Viêm âm đạo
Theo thống kê, có đến 1/3 phụ nữ sẽ mắc viêm âm đạo một lần trong đời. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm âm đạo như: Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, nấm men, vi khuẩn xâm nhập âm đạo gây viêm nhiễm, hoặc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ,….
Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm âm đạo đó là đái dắt ở nữ giới. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các biểu hiện như:
  • Tiểu buốt, tiểu rát
  • Đau rát, ngứa vùng kín
  • Âm đạo tiết dịch có màu và mùi lạ
  • Âm hộ sưng tấy
  • Đau khi quan hệ
5. Viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung
Bệnh thường hay xảy ra ở độ tuổi sinh sản của các chị em phụ nữ. Viêm cổ tử cung là tình trạng ở phía ngoài của cổ tử cung bị viêm nhiễm. U xơ cổ tử cung là tình trạng hình thành các tế bào mô phát triển quá mức hình thành gây nên u ở cổ tử cung.
Khi mắc bệnh bạn sẽ có các triệu chứng như sau:
  • Âm đạo tiết khí hư bất thường, và có mùi
  • Đi tiểu thấy nóng rát, buốt
  • Tiểu rắt, tiểu khó
  • Đau bụng dưới
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Rong kinh
  • Bụng chướng, phình to
  • Đau lưng
6. Bệnh lậu
Đây là một căn bệnh xã hội gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Và đây cũng là bệnh lý gây nên chứng đái dắt ở nữ giới. Nguyên nhân gây ra bệnh lậu chính là do bởi lậu cầu khuẩn. Bệnh lây qua đường tình dục. Tiểu rắt là một trong các triệu chứng của bệnh lậu.
Một số triệu chứng khác như:
  • Tiểu buốt
  • Đi tiểu cảm thấy đau rát
  • Nước tiểu đậm màu và có mủ, hoặc máu
  • Sốt nhẹ
  • Người mệt mỏi
  • Bẹn nổi hạch
7. Sỏi thận
ĐI ĐÁI DẮT Ở PHỤ NỮ LÀ BỆNH GÌ?
Đi đái dắt ở phụ nữ là bệnh gì thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. Sỏi thận được hình thành do những khoáng chất đọng lại ở trong thận, kết tủa thành dạng sỏi. Sỏi thận có thể biến chứng dẫn đến suy thận và gây ra tử vong. Triệu chứng bệnh:
  • Tiểu rắt
  • Tiểu buốt
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới và háng
  • Nước tiểu có màu (hồng hoặc nâu) và mùi hôi
  • Nôn ói hoặc buồn nôn
  • Sốt, ớn lạnh
8. Sỏi bàng quang
Cũng giống như sỏi thận, khoáng chất không được đào thải và sẽ đọng lại ở bàng quang, tích tụ lại và kết tủa thành sỏi. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: Ung thư bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, rối loạn chức năng bàng quang,…Triệu chứng bệnh:
  • Tiểu rắt, tiểu nhiều lần
  • Đau buốt khi tiểu
  • Đau bụng dưới
  • Nước tiểu có máu
9. Ung thư bàng quang
Trong trường hợp này, bàng quang bị chèn ép bởi các tế bào ung thư dẫn đến tình trạng đái dắt, đái buốt. Ngoài ra, khi bạn mắc bệnh sẽ thấy những dấu hiệu khác như:
  • Tiểu ra máu
  • Tiểu nhiều lần
  • Đau bụng dưới
  • Giảm cân đột ngột
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc lợi tiểu
10. Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra viêm nhiễm buồng tử cung ở nữ giới. Nguyên nhân gây nên viêm nội mạc tử cung là do ảnh hưởng của các cuộc phẫu thuật bên trong tử cung như nạo phá thai, đặt vòng,…Triệu chứng bệnh như:
  • Đái dắt, đái buốt
  • Cơn đau trong các kỳ hành kinh thường dữ dội và kéo dài hơn
  • Tiểu ra máu
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Đau khi quan hệ tình dục

NGUYÊN NHÂN ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI LÀ GÌ?

NGUYÊN NHÂN ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI LÀ GÌ?
Đi đái dắt ở phụ nữ là hiện tượng khá phổ biết, nhất là phụ nữ sau sinh. Các chuyên gia y tế đầu ngành cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Đái dắt ở nữ giới có thể do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý gây ra, cụ thể:
1. Nguyên nhân sinh lý
Một số nguyên nhân sinh lý gây ra tình trạng đái dắt ở nữ giới như:
  • Cô bé” không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ gây viêm nhiễm. Hay vùng kín vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Thuốc kháng sinh sử dụng trong thời gian dài gây tác dụng phụ, khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công và phát triển.
  • Lạm dụng các sản phẩm, dung dịch vệ sinh vùng kín gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Đây cũng là tác nhân khiến vi khuẩn hình thành.
  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng, quan hệ thô bạo, không lành mạnh khiến “cô bé” bị thương tổn, gây ra các bệnh viêm nhiễm.
  • Đồ lót chật, ẩm ướt, không thông thoáng khí. Không thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt.
2. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì đái dắt ở nữ giới còn do một số nguyên nhân khác như:
  • Mất nước: Hoạt động thường xuyên hay sốt cao khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Lượng nước mất đi không được bổ sung kịp thời khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Mất nước khiến cho hệ bài tiết không được đảm bảo, dẫn tới tình trạng đái dắt.
  • Phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh – tiền mãn kinh: Tuổi tác chính cũng là một trong những nguyên nhân gây đái dắt. Theo đó, phụ nữ càng lớn tuổi, nội tiết tố càng giảm, khiến cơ thể dễ bị nóng trong bốc hỏa. Tình trạng này gây chèn ép lên bàng quang và sinh ra triệu chứng đái dắt ở nữ giới.
  • Nhịn tiểu thường xuyên: Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến đái dắt. Nước tiểu không được đào thải ra bên ngoài dẫn tới tình trạng lắng cặn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Do táo bón: Nguyên nhân dẫn tới táo bón đó là việc bổ sung ít chất xơ và rau xanh. Táo báo khiến cho bàng quang bị áp lực, từ đó sinh ra đái dắt ở nữ giới.

ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Đái dắt ở nữ giới nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ gây ra hàng loạt biến chứng khôn lường như:
ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI?

Các chuyên gia y tế đầu ngành cho biết, để có thể phòng ngừa đái dắt, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
  • Uống nhiều nước, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng có nhiều rau củ quả tươi, cũng như các nhóm chất khác nhau.
  • Vệ sinh vùng kín đảm bảo sạch sẽ, luôn giữ khô thoáng, thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Chú ý không mặc quần lót ẩm ướt.
  • Hạn chế sử dụng các dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng, chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Tránh thụt rửa sâu hay phun nước trực tiếp vào trong âm đạo.
  • Không nên nhịn tiểu, có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

ĐIỀU TRỊ ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Về vấn đề điều trị đái dắt ở nữ giới hết bao nhiêu tiền thì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguyên nhân, mức độ bệnh lý, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe, cơ sở y tế người bệnh lựa chọn.
Vì thế, khi chưa thăm khám cũng như nắm bắt cụ thể tình trạng của bệnh nhân sẽ không thể đưa ra một mức chi phí chính xác, cụ thể cho từng trường hợp.
Thông thường, chi phí chữa đái dắt ở nữ giới sẽ bao gồm các khoản phí như: 
  • Phí thăm khám, xét nghiệm lâm sàng
  • Phí điều trị.
  • Phí tiêu viêm sau điều trị.
  • Phí chăm sóc, sử dụng các dịch vụ đặc biệt.
  • Phí tái khám
Để biết chi tiết chi phí điều trị đái dắt ở nữ giới, bạn hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay [TẠI ĐÂY].

CHẨN ĐOÁN TIỂU DẮT Ở NỮ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

Để chẩn đoán tình trạng tiểu dắt ở nữ giới, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp sau đây:
  • Khám lâm sàng: Sau khi điều tra chi tiết về lịch sử y tế, các triệu chứng bất thường mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám lâm sàng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ chỉ định người bệnh xét nghiệm nước tiểu để xác định chính xác căn nguyên gây ra bệnh đái dắt ở nữ giới.
  • Hình ảnh: Bác sĩ siêu âm thận và bàng quang hoặc tiến hành chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ để có thể đưa ra kết quả chính xác hơn.

ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?
Đái dắt ở nữ giới không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của nữ giới, mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới khả năng sinh sản, gây vô sinh – hiếm muộn.

Chính vì thế, việc điều trị bệnh đái dắt cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Để điều trị đi đái dắt ở phụ nữ hiệu quả, người bệnh nên tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám cụ thể. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra, tình trạng bệnh lý, sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

  • Hiện nay, đái dắt ở nữ giới đang được điều trị hiệu quả với phương pháp Đông – Tây y kết hợp. Trong đó, thuốc Tây y có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc Đông y giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây y, đào thải các độc tố, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hồi phục nhanh, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.
  • Ngoài ra, để đẩy lùi bệnh nhanh chóng, phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đã kết hợp sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, giúp thuốc thẩm thấu sâu hơn, tăng hiệu quả điều trị cao.
Đến nay đã có hàng nghìn nữ giới áp dụng phương pháp này điều trị đái dắt và đạt hiệu quả điều trị bệnh cao, không có dấu hiệu tái phát.

ĐIỀU TRỊ ĐÁI DẮT Ở NỮ GIỚI Ở ĐÂU HIỆU QUẢ NHẤT?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết điều trị đái dắt ở đâu uy tín hiệu quả, thì bạn có thể tham khảo và lựa chọn phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là địa chỉ điều trị đái dắt ở nữ giới tốt, được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay, bởi:
  • Phòng khám có các bác sĩ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, từng khám chữa thành công cho hàng nghìn nữ giới bị đái dắt.
  • Trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức,…cho kết quả chính xác và nhanh chóng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, với đầy đủ các phòng xét nghiệm, khám chữa bệnh vô trùng, đáp ứng tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân.
  • Mô hình khám chữa bệnh khép kín “1 bác sĩ – 1 bệnh nhân – 1 phòng bệnh” cho kết quả khám chữa bệnh cao, đồng thời đảm bảo tối đa quyền riêng tư cho người bệnh.
  • Chi phí điều trị bệnh được phòng khám niêm yết, công khai rõ ràng theo từng hạng mục cụ thể và đúng quy định của Sở y tế.
  • Mọi thông tin hồ sơ bệnh án của người bệnh được bảo mật tuyệt đối. Cam kết không cung cấp cho bên thứ 3 khi chưa được sự đồng ý của bệnh nhân.
  • Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong năm từ 7h30 – 20h, gồm ngày lễ, tết, giúp người bệnh chủ động thời gian thăm khám.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đái dắt ở nữ giới, từ đó chủ động thăm khám, điều trị kịp thời, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào cần chuyên gia đầu ngành tư vấn và giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY, hoặc gọi trực tiếp qua tổng đài tư vấn trực tuyến: 024.3511.1111 – 033 555 1280.
post

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

12 Bệnh gây nên đau dương vật: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

12 Bệnh gây nên đau dương vật: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Đau dương vật thường là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới....

Máu trong tinh dịch: 6 Nguyên nhân, Khi nào nên khám & Cách chữa trị

Máu trong tinh dịch: 6 Nguyên nhân, Khi nào nên khám & Cách chữa trị

Máu trong tinh dịch, hay còn gọi là “hematospermia”, có thể gây hoang mang cho nam giới khi phát hiện ra. Hiện tượng này...

Tại sao quan hệ lại ra máu ở nam và nữ? Khi nào cần thăm khám?

Tại sao quan hệ lại ra máu ở nam và nữ? Khi nào cần thăm khám?

Có khi nào bạn gặp hiện tượng ra máu khi quan hệ và tự hỏi tại sao quan hệ lại ra máu? Tình trạng...

Quan hệ xuất tinh bị đau: 7 Nguyên nhân, Chẩn đoán & Điều trị

Quan hệ xuất tinh bị đau: 7 Nguyên nhân, Chẩn đoán & Điều trị

Đau khi xuất tinh là vấn đề nhạy cảm nhưng không hiếm gặp ở nam giới, và nếu không được xử lý đúng cách,...

Xuất tinh bị buốt kèm đau bụng dưới là bệnh gì?

Xuất tinh bị buốt kèm đau bụng dưới là bệnh gì?

Xuất tinh bị buốt kèm đau bụng dưới không chỉ là một sự khó chịu thoáng qua mà còn là dấu hiệu báo động...

Xuất tinh bị đau buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách xử lý sáng suốt

Xuất tinh bị đau buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách xử lý sáng suốt

Xuất tinh là một phần quan trọng trong cuộc sống sinh lý của nam giới, giúp cân bằng sức khỏe tinh thần và tăng...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
033.555.1280 TƯ VẤN ONLINE CHAT ZALO FACEBOOK