Bí tiểu gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Bí tiểu không được thông tiểu hoặc tình trạng tái phát nhiều lần sẽ khiến bàng quang bị viêm nhiễm, sau đó viêm ngược dòng lên thận, có thể gây suy thận nếu không được bác sỹ can thiệp. Đâu là nguyên nhân dẫn tới bí tiểu?
NGUYÊN NHÂN GÂY BÍ TIỂU Ở NAM GIỚI
Đi tiểu vốn là phản xạ và hoàn toàn theo ý muốn chủ động của con người. Cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu xảy ra khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định (khoảng từ 250 – 300ml). Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bàng quang đã chứa đầy nước tiểu nhưng bạn lại không thể tiểu ra được, khi đó được gọi là bí tiểu.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bí tiểu chủ yếu ở đàn ông:
- Mắc các bệnh về bàng quang, chẳng hạn như viêm bàng quang, do sỏi, u, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang,…
- Tổn thương hệ thần kinh thực vật điều khiển tiểu tiện.
- Do chấn thương cột sống, vỡ xương chậu.
- Mắc các bệnh ở niệu đạo như viêm niệu đạo do vi khuẩn, xơ cứng niệu đạo do chấn thương làm giập, vỡ niệu đạo.
- Mắc bệnh về tuyến tiền liệt như viêm, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến hoặc u lành hoặc u ác tính sẽ đè, chèn ép vào cổ bàng quang gây bí tiểu.
- Một số trường hợp bí tiểu nhất thời có thể là do tâm lý (đi tàu xe chật chội, ngồi họp với thời gian lâu,…).
XỬ LÝ THẾ NÀO KHI CÓ BIỂU HIỆN BÍ TIỂU Ở NAM GIỚI?
– Biểu hiện điển hình của bí tiểu là mót tiểu thường xuyên, khi tiểu thì không tiểu được, bệnh nhân cảm thấy đau, tức bàng quang vùng trước xương mu. Khi bị bí tiểu, người bệnh cần được khám bệnh càng sớm càng tốt để xử trí kịp thời, đồng thời xác định nguyên nhân để có phương hướng hỗ trợ điều trị tích cực.
– Khi đàn ông bị bí tiểu, các bác sỹ thường xử lý bằng cách đặt ống thông tiểu cho bệnh nhân. Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu cần được hỗ trợ điều trị trong thời gian dài, chẳng hạn như viêm bàng quang, bệnh tiền liệt tuyến, chấn thương cột sống, chấn thương xương chậu, xơ hóa niệu đạo,… nên bệnh nhân cần có sự kiên trì, tuân thủ liệu trình hỗ trợ điều trị dưới sự chỉ định dùng thuốc và tư vấn của bác sỹ.
– Ngoài ra, đàn ông cần vận động cơ thể thường xuyên, đều đặn như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, bơi, chơi cầu lông để cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động, khí huyết lưu thông, bàng quang và cổ bàng quang co bóp nhịp nhàng thuận lợi cho việc tiểu tiện dễ dàng hơn. Những người có bệnh mạn tính về bàng quang không nên nhịn tiểu và không ngồi quá lâu vì có thể làm ứ đọng nước tiểu càng dễ dẫn đến bí tiểu.
– Khi có tình trạng bí tiểu, đàn ông có thể đến Phòng Khám Hà Nội. Đây là địa chỉ được Sở Y tế cấp phép hoạt động, đảm bảo tính pháp lý. Chúng tôi được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hệ thống phòng ốc được thiết kế, bố trí khoa học với đầy đủ phòng chức năng chuyên dụng. Trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu tại các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Mỹ,… Đội ngũ y bác sỹ tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Các y tá, điều dưỡng viên, nhân viên y tế lành nghề, luôn hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết hoặc nếu có yêu cầu. Mức chi phí khám và hỗ trợ điều trị hợp lý, thông tin bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối.
Thời gian khám, hỗ trợ chữa bệnh linh hoạt,
từ 7h30 – 20h giúp những người bận rộn công việc dễ dàng sắp xếp thời gian. Các bạn có thể gọi qua số
02435 11 11 11 – 033 555 1280, chat trực tuyến với bác sỹ ngay trên hệ thống
[TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] của website.
Phòng khám Hà Nội có địa chỉ tại 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.