Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng, sẽ giúp bạn biết được các dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm, tiềm ẩn trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cùng như khi nào cần làm xét nghiệm nước tiểu.
Khi nào cần làm xét nghiệm nước tiểu
Bài tiết nước tiểu là chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể và cũng loại bỏ các chất cặn bã không cần thiết tạo ra trong quá trình hô hấp bao gồm các chất độc trong thức ăn và dược phẩm. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các bệnh liên quan đến hệ bài tiết cũng như các bệnh chuyển hóa (như bệnh béo phì và bệnh gan).
Màu, mùi và lượng nước tiểu không bình thường có thể nói lên rằng có gì đó không ổn trong cơ thể. Ví dụ như một người có lượng nước tiểu ít và sậm màu thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ uống không đủ nước hoặc thận của họ không khỏe. Nước tiểu đục và có cặn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu nước tiểu có màu đỏ nhạt, rất có thể do có lẫn máu trong đó.
Chính bởi vậy, khi có những dấu hiệu bất thường ở nước tiểu hoặc cơ quan sinh dục, bạn cũng cần tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu để được kiểm tra rõ hơn trong phòng thí nghiệm.
Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm được tiến hành để đánh giá, kiểm tra các thành phần trong nước tiểu, thông qua kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời có thể cung cấp một số thông tin như:
Nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu, bàng quang,… nếu thấy có xuất hiện máu trong nước tiểu.
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Phát hiện các tổn thương của thận nếu xét nghiệm nước tiểu thấy có protein.
Sớm phát hiện nguy cơ mắc sỏi thận, u tủy nhờ phân tích sinh hóa nước tiểu.
Chẩn đoán cũng như điều trị bệnh ung thư bàng quang do phát hiện tế bào đổ ra từ niêm mạc bàng quang trong nước tiểu.
Nếu sau khi chẩn đoán, kết quả xét nghiệm cho những dấu hiệu không khả quan, bệnh nhân sẽ có thể được chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác để xác định bệnh.
Cần lưu ý gì khi làm xét nghiệm nước tiểu
Khi làm xét nghiệm nước tiểu bạn cần lưu ý những điều sau để có kết quả tốt hơn:
Không vận động quá nhiều.
Không ăn các thực phẩm có thể làm nước tiểu đổi màu như củ cải đường.
Những người đang hoặc sắp đến chu kỳ kinh nguyệt thì không nên làm xét nghiệm nước tiểu.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm xét nghiệm, nếu bạn đang sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Mẫu nước tiểu xét nghiệm đòi hỏi phải sạch, tươi. Mẫu này cho phép thực hiện các xét nghiệm thường quy như test nhanh bằng que nhúng (dipsticks), kiểm tra đạm niệu hay các thành phần khác như hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu, các tinh thể phosphat, oxalat calci… Khi có nghi ngờ bệnh lý chuyên khoa, có thể phải lấy mẫu nước tiểu với những quy trình riêng để đáp ứng được các nhu cầu xét nghiệm cần thiết.
Theo đó, người bệnh cần lấy nước tiểu giữa dòng để đảm bảo sự chính xác khi xét nghiệm vi khuẩn niệu. Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài. Khi bắt đầu đi tiểu, cần bỏ phần nước tiểu đầu, sau đó tiểu vào ống nghiệm vô trùng để gửi xuống phòng xét nghiệm vi trùng soi tươi và cấy nước tiểu.
Tại Phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi, các bác sỹ với chuyên môn và tay nghề cao cùng trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp bạn phát hiện mọi bệnh lý khi có dấu hiệu bất thường. Hãy đến tại địa chỉ 52 Nguyễn Trãi – Q. Thanh Xuân – Hà Nội hoặc gọi tới số: 024.35.111.111 – 033 555 1280để đặt lịch thăm khám và nhận tư vấn miễn phí.
post
Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""
Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám
Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!