Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Thời gian

8:00 - 20:00

Hotline

033.555.1280

banner banner

Tiểu ra mủ là bệnh gì ?

Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang

Đánh giá:

post

Chia sẻ:

Tiểu ra mủ là một hiện tượng trong nước tiểu có mủ. Sự việc này người bệnh và thầy thuốc cũng có thể quan sát bằng mắt thường nhưng có nhiều trường hợp phải xét nghiệm nước tiểu mới đánh giá được trong nước tiểu có mủ hay không. Song song với hiện tượng nước tiểu có mủ, qua xét nghiệm còn phát hiện nước tiểu có nhiều bạch cầu và cũng rất có thể có cả hồng cầu (trong trường hợp có tiểu ra máu).
Tiểu ra mủ là bệnh gì

NGUYÊN NHÂN TIỂU RA MỦ

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu ra mủ, nguyên nhân đầu tiên gặp trong mủ là viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn lậu, vi khuẩn Chalamydia, Mycoplasma hoặc cũng có thể viêm nhiễm do một số vi khuẩn khác như tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh… Một số thao tác kỹ thuật như nong niệu đạo làm tổn thương niêm mạc niệu đạo và bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu hoặc trực khuẩn mủ xanh. Cũng có thể gặp tiểu ra mủ do viêm nhiễm hoặc áp xe tuyến tiền liệt do vi khuẩn lậu hoặc một số vi khuẩn khác. Viêm nhiễm bàng quang bởi vi khuẩn lao (Mycobacterium), vi khuẩn lậu cầu cũng gây tiểu ra mủ. Viêm mủ bàng quang tiên phát hoặc do thứ phát sau thực hiện một số thủ thuật (như thăm dò bàng quang), sỏi bàng quang và do tán sỏi bàng quang…
Tiểu ra mủ cũng do thận bị tổn thương và bị nhiễm khuẩn. Mủ từ bể thận chảy xuống niệu quản, bàng quang và ra theo nước tiểu. Thông thường là do vi khuẩn gây mủ bể thận nhưng cũng có trường hợp khác như sỏi hoặc những nguyên nhân khác gây ứ nước tiểu bởi sự cản trở của một loại  vật cản nào đó hoặc do viêm thận ngược dòng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận rằng có thể tiểu ra một chất có màu đục như mủ  do lao thận nhưng loại có màu đục hòa lẫn trong nước tiểu là chất bã đậu của lao chứ không phải là mủ. Đối với một số người bệnh thận đa nang có thể đến một lúc nào đó các nang thận này bị nhiễm khuẩn và gây mủ, mủ theo nước tiểu đi ra ngoài gây hiện tượng tiểu ra mủ.

TRIỆU CHỨNG CỦA TIỂU RA MỦ

Tùy theo vị trí bị tổn thương, sinh mủ mà có các triệu chứng khác nhau. Thông thường do tổn thương niệu đạo thì có tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ra mủ đầu bãi vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy, nhất là trong viêm niệu đạo cấp bởi vi khuẩn lậu, vi khuẩn Chalamydia hoặc vi khuẩn Mycoplasma.
Ngoài các triệu chứng lâm sàng thì người ta cần thiết phải xét nghiệm mủ nếu như là mủ niệu đạo để nhuộm soi kính hiển vi quang học bằng phương pháp nhuộm đơn, nhuộm gram nếu là viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu kết quả nhuộm soi kính hiển vi sẽ cho thấy vi khuẩn có hình hạt cà phê, xếp song song, không bắt màu gram và có thể đứng trong hoặc ngoài tế bào bạch cầu; xét nghiệm kỹ thuật sinh học phân tử để xác định Chalamydia hoặc Mycoplasma; hoặc tiến hành soi cặn nước tiểu để xác định bạch cầu, hồng cầu. Nếu điều kiện cho phép thì cần siêu âm về hệ thống tiết niệu để xác định sự viêm nhiễm, sỏi (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), u (u tuyến tiền liệt).
Tuy vậy các chuyên gia về niệu học khuyên khi thấy hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt, qua kinh nghiệm lâm sàng cho thấy hầu hết nguyên nhân bệnh xảy ra ở bàng quang hoặc ở niệu đạo, nếu là đàn ông hoặc người cao tuổi là nam thì cũng nên nghĩ đến viêm hoặc u tuyến tiền liệt. Nếu gặp tiểu rắt, tiểu buốt ở nữ giới cần nghĩ đến viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang do vi sinh vật.

TIỂU RA MỦ CÓ THỂ NHẦM VỚI BỆNH GÌ?

Tiểu ra mủ mà mắt thường nhìn thấy rất dễ nhầm lẫn với một số tiểu đục như tiểu ra dưỡng chấp, tiểu ra cặn oxalat hoặc photphat urat (trong sỏi đường tiết niệu). Người ta cũng có thể gặp có trường hợp tiểu ra tinh trùng nhưng thường thấy nước tiểu có màu đục ở cuối bãi…
Vì vậy người ta khuyên rằng khi thấy nước tiểu đục cần đi khám ngay để được xác định nguyên nhân. Ngày nay việc xác định nước tiểu đục có phải do mủ hay không hay do chất bã đậu hay do cặn của sỏi hay do dưỡng chấp không mấy khó khăn. Việc giải quyết nguyên nhân tiểu đục khi đã được xác định cũng có nhiều thuận lợi nhưng còn tùy theo điều kiện và trình độ chuyên môn ở từng cơ sở y tế. Tuy vậy khi nghi ngờ nước tiểu đục hoặc thấy nước tiểu đục thực sự thì cần đi khám bác sĩ ngay để xác định được bệnh và xử trí kịp thời, không nên để lâu sẽ khó khăn cho việc điều trị sau này.

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ TIỂU RA MỦ

Tiểu ra mủ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, ngay khi thấy dấu hiệu tiểu ra mủ, người bệnh cần đến ngay các cơ sơ y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Việc thăm khám, xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ phát hiện chính xác những nguyên nhân gây ra bệnh để có phương hướng điều trị thích hợp. Việc điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.
Nếu bạn còn băng khoăn về một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín thì hãy đến với Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Đây là cở sở y tế khám chữa bệnh uy tín và chất lượng trong việc điều trị các bệnh xã hội, , phụ khoa.
Đối với hiện tượng tiểu ra mủ, để biết chính xác tình trạng bệnh các bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiến hành một số thủ tục sau để xác định chính xác nguyên nhân của bệnh, từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Soi hoặc siêu âm niệu đạo, bàng quang.
Xét nghiệm mủ niệu đạo bằng kính hiển vi.
Kiểm tra mẫu nước tiểu xác định hồng cầu và bạch cầu trong máu.
Thực hiện các xét nghiệm xác định bệnh xã hội như bệnh lậu và chlamydia.
Với cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ chăm sóc tận tình chu đáo. Đội ngũ y bác sĩ tài năng, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chi phí điều trị hợp lý, rõ ràng cho từng hạng mục. Chắc chắn khi đến phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi để điều trị, người bệnh sẽ hài lòng với chất lượng khám chữa bệnh cũng như dịch vụ chăm sóc tại đây.
Với mọi thắc mắc xin liên hệ số điện thoại: 024.35.111.111 và 033 555 1280 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám online.
Địa chỉ phòng khám: Số 52 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

 

post

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

12 Bệnh gây nên đau dương vật: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

12 Bệnh gây nên đau dương vật: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Đau dương vật thường là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới....

Máu trong tinh dịch: 6 Nguyên nhân, Khi nào nên khám & Cách chữa trị

Máu trong tinh dịch: 6 Nguyên nhân, Khi nào nên khám & Cách chữa trị

Máu trong tinh dịch, hay còn gọi là “hematospermia”, có thể gây hoang mang cho nam giới khi phát hiện ra. Hiện tượng này...

Tại sao quan hệ lại ra máu ở nam và nữ? Khi nào cần thăm khám?

Tại sao quan hệ lại ra máu ở nam và nữ? Khi nào cần thăm khám?

Có khi nào bạn gặp hiện tượng ra máu khi quan hệ và tự hỏi tại sao quan hệ lại ra máu? Tình trạng...

Quan hệ xuất tinh bị đau: 7 Nguyên nhân, Chẩn đoán & Điều trị

Quan hệ xuất tinh bị đau: 7 Nguyên nhân, Chẩn đoán & Điều trị

Đau khi xuất tinh là vấn đề nhạy cảm nhưng không hiếm gặp ở nam giới, và nếu không được xử lý đúng cách,...

Xuất tinh bị buốt kèm đau bụng dưới là bệnh gì?

Xuất tinh bị buốt kèm đau bụng dưới là bệnh gì?

Xuất tinh bị buốt kèm đau bụng dưới không chỉ là một sự khó chịu thoáng qua mà còn là dấu hiệu báo động...

Xuất tinh bị đau buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách xử lý sáng suốt

Xuất tinh bị đau buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách xử lý sáng suốt

Xuất tinh là một phần quan trọng trong cuộc sống sinh lý của nam giới, giúp cân bằng sức khỏe tinh thần và tăng...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
033.555.1280 TƯ VẤN ONLINE CHAT ZALO FACEBOOK