Nhiều người cho rằng sự chênh lệch hai bên tinh hoàn có thể không đáng ngại. Nhưng thực tế, nếu tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải kèm theo các triệu chứng đau nhức, khó chịu… tác động đến chức năng sinh lý, sinh sản, có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần được thăm khám. Do đó, để kịp thời phát hiện những bất thường về tinh hoàn và chữa trị đúng thời điểm, mời bạn theo dõi nội dung chia sẻ ở bài viết hôm nay.
Tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải, vì sao?
Tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch này rõ rệt hoặc có kèm theo các triệu chứng khác như đau đớn, sưng tấy, khó chịu… có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được kiểm tra.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự chênh lệch kích thước tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải:
– Tính chất tự nhiên: Thông thường, một bên tinh hoàn sẽ lớn hơn bên còn lại. Đối với nhiều người, tinh hoàn bên phải thường lớn hơn bên trái, nhưng ngược lại cũng có thể xảy ra. Sự chênh lệch này có thể do cấu trúc cơ thể tự nhiên và không gây ra vấn đề sức khỏe.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
– Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Là sự mở rộng bất thường của các tĩnh mạch trong bìu, thường gặp ở bên trái. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của tinh hoàn, có thể dẫn đến kích thước nhỏ hơn.
– Xoắn tinh hoàn: Xoắn tinh làm tắc nghẽn mạch máu và gây thiếu máu cục bộ. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể làm giảm kích thước tinh hoàn hoặc dẫn đến hoại tử.
– Viêm tinh hoàn: Viêm tinh hoàn, thường là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra, có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy và thay đổi kích thước khiến tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải.
– Tinh hoàn ẩn: Đây là tình trạng khi tinh hoàn không xuống bìu từ khi sinh ra và nếu không được phẫu thuật điều trị, có thể gây các vấn đề về sự phát triển của tinh hoàn, bao gồm cả việc thu nhỏ tinh hoàn.
– Chấn thương: Chấn thương trực tiếp vào bìu hoặc tinh hoàn có thể làm giảm kích thước của một trong các tinh hoàn do tổn thương mô hoặc thiếu máu.
– Quai bị: Quai bị là một bệnh viêm nhiễm gây viêm và sưng tinh hoàn do virus gây ra, làm giảm kích thước hoặc tổn thương lâu dài đến tinh hoàn, đặc biệt nếu bệnh xảy ra sau tuổi dậy thì.
Triệu chứng tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải, cần thăm khám ngay?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu chỉ có sự khác biệt nhỏ về kích thước giữa hai tinh hoàn mà không có triệu chứng nào khác, thì đó có thể là tình trạng bình thường và không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải đi kèm với các dấu hiệu bất thường sau đây, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ:
– Đau tức: Nếu bạn cảm thấy đau, khó chịu hoặc nặng nề ở vùng bìu (đặc biệt là bên tinh hoàn nhỏ hơn), đó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm, nhiễm trùng hoặc tổn thương do vi khuẩn, virus gây ra.
– Sưng hoặc viêm nhiễm: Nếu tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải hoặc ngược lại, kèm theo dấu hiệu đau nhức, sưng tấy có thể là triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh…
– Cảm giác cứng hoặc có khối u: Nếu bạn cảm thấy có khối u hoặc cảm giác cứng trong tinh hoàn, đó có thể là dấu hiệu của u tinh hoàn hoặc xoắn tinh hoàn, cần thăm khám ngay.
– Rối loạn chức năng sinh lý: Nếu tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải đi kèm với sự thay đổi về chức năng sinh lý: khó cương cứng; xuất tinh sớm; xuất tinh đau… nam giới cần gặp bác sĩ sớm.
Tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên, trong nhiều trường hợp nếu nam giới nhận thấy tình trạng tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải không kèm theo các biểu hiện bất thường, không ảnh hưởng đến đời sống tình dục… thì bạn không quá lo lắng.
Ngược lại, nếu sự chênh lệch kích thước tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của bạn:
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Nếu một trong hai tinh hoàn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như giãn tĩnh mạch tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, xoắn tinh hoàn… ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng, chất lượng tinh trùng giảm, dẫn đến giảm khả năng sinh sản.
- Tăng nguy cơ biến chứng ung thư tinh hoàn
Nếu tinh hoàn bên to bên nhỏ và có triệu chứng đau hoặc sưng, cần được điều trị khẩn cấp để tránh nguy cơ hoại tử và mất tinh hoàn, gây suy giảm chức năng tinh hoàn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.
- Đau và khó chịu
Nếu một trong các tinh hoàn bị sưng, viêm… bạn có thể gặp phải cảm giác đau, khó chịu hoặc cảm giác nặng nề ở vùng bìu. Cảm giác này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
- Ảnh hưởng đến tâm lý
Tinh hoàn bên to bên nhỏ gây lo âu, căng thẳng, hoặc mặc cảm về cơ thể, đặc biệt nếu bạn cảm thấy tự ti hoặc lo lắng về sức khỏe sinh sản của mình. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bạn.
Điều trị chứng tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải hiệu quả?
Nếu bạn nhận thấy tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải kèm theo dấu hiệu bất thường việc thăm khám và điều trị là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và tránh các vấn đề nghiêm trọng.
Dưới đây là quy trình thăm khám và các phương pháp điều trị có thể được bác sĩ áp dụng.
- Thăm khám và chẩn đoán
– Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, các yếu tố liên quan như chấn thương, nhiễm trùng trước đó, hoặc vấn đề sinh lý như: giảm ham muốn, khó duy trì cương cứng…
Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bìu để xác định sự khác biệt về kích thước của tinh hoàn, xem có sự sưng tấy, khối u hoặc cảm giác cứng trong tinh hoàn không.
– Khám cận lâm sàng
Siêu âm bìu là xét nghiệm không xâm lấn để xác định nguyên nhân gây chênh lệch kích thước tinh hoàn.
Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề nội tiết.
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác liên quan đến hệ tiết niệu.
Đo chất lượng tinh trùng nếu bác sĩ nghi ngờ vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Điều trị
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra sự chênh lệch kích thước tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị sau:
* Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Phẫu thuật hoặc thủ thuật xâm lấn tối thiểu: Nếu giãn tĩnh mạch là nguyên nhân gây chênh lệch kích thước, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp phẫu thuật hoặc thủ thuật xâm lấn tối thiểu (như nút mạch máu hoặc thắt tĩnh mạch) để ngừng dòng máu đi qua các tĩnh mạch bị dãn, cải thiện lưu thông máu và giúp tinh hoàn phát triển lại bình thường.
* Điều trị xoắn tinh hoàn
Nếu bạn bị xoắn tinh hoàn, đó là tình trạng cấp cứu cần được can thiệp ngay lập tức bằng phẫu thuật để tháo xoắn. Nếu được điều trị kịp thời, tinh hoàn có thể được cứu và chức năng sinh sản không bị ảnh hưởng.
* Điều trị viêm tinh hoàn
Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng (do vi khuẩn hoặc virus), bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh hoặc thuốc kháng virus tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Trong trường hợp viêm do quai bị, điều trị thường tập trung vào giảm đau và kiểm soát triệu chứng.
Nếu bạn gặp phải đau do viêm hoặc sưng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm như ibuprofen hoặc paracetamol.
* Phẫu thuật u tinh hoàn
Nếu có u tinh hoàn hoặc khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc tinh hoàn nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến ung thư hoặc mất chức năng tinh hoàn.
* Hỗ trợ tâm lý
Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc tự ti về tình trạng này, tham khảo bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm lý.
– Trong quá trình điều trị bệnh, nam giới cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ về liều dùng và thời gian sử dụng. Không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
– Quan hệ tình dục an toàn, hạn chế thủ dâm quá nhiều hoặc thực hiện các tư thế mạo hiểm có thể gây tổn thương vùng kín.
– Bổ sung các chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức để kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
– Khám sức khỏe định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường để tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Địa chỉ khám và chữa bệnh về tinh hoàn uy tín tại Hà Nội?
Nếu đang phân vân về các địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh về tinh hoàn tại Hà Nội, nam giới có thể đến ngay Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được tư vấn về các dịch vụ chất lượng nhất tại đây.
– Phòng khám không chỉ được biết đến là cơ sở y tế chữa trị bệnh uy tín số 1 tại Hà Nội, mà tại đây còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiêu chí đánh giá một cơ sở y tế chất lượng.
– Từ đội ngũ bác sỹ đến nhân viên y tế đều được đào tạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tận tình, chu đáo và sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề, trấn an tâm lý tốt.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ – Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục, Bệnh viện Việt Đức
Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II – Ngoại chung, Hội viên Hội Phẫu thuật Ngoại khoa Việt Nam – Bác sĩ Nguyễn Bá Dương
Bác sĩ chuyên khoa Cấp I – Đào Thanh Hoá
Ths.Bs – Hoàng Đình Nội – Kinh nghiệm hơn 10 năm công tác tại Bệnh viện E
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường – Công tác tại Khoa khám bệnh Tổng hợp – Bệnh viện Hòe Nhai
Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa Đỗ Thị Liên – Công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa – Nguyễn Thị Lan Hương
Bác sĩ chuyên khoa I Phụ Sản – Nguyễn Thị Minh Cúc
Bác sĩ chuyên sản phụ khoa – Lã Vĩnh Khuyên
– Hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ các nước có nền Y học phát triển, giúp cho quá trình thăm khám thuận tiện, nhanh chóng.
– Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, các phòng ban xây dựng riêng biệt, đảm bảo vô khuẩn sạch sẽ…
– Thái độ phục vụ từ bác sĩ đến các nhân viên đều được đánh giá tốt: cởi mở, chu đáo, tận tâm…
– Chi phí được niêm yết công khai, không có tình trạng chặt chém, “phong bì”…
Mong rằng với những chia sẻ ở bài viết đã giúp nam giới hiểu rõ hơn về tình trạng tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bên phải. Dựa vào đó sẽ chủ động hơn trong việc khám và chữa trị bệnh khi cơ quan sinh dục có dấu hiệu bất thường.
Mọi băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi ngay cho bác sĩ theo Hotline: 033 555 1280 – 024 3511 1111 để được tư vấn sớm nhất.