Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Thời gian

8:00 - 20:00

Hotline

033.555.1280

banner banner

Tổng quan virus hpv: Dấu hiệu, nguyên nhân & Cách chữa trị

Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang

Đánh giá:

4.2/5 - (31 bình chọn)

Chia sẻ:

HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh có thể không gây nguy hại gì cho sức khỏe. Còn nếu không, virus cũng có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư.
Tổng quan virus hpv: Dấu hiệu, nguyên nhân & Cách chữa trị

I. Virus HPV

Virus gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư: Cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hầu họng. Chưa có liệu pháp điều trị nào cho loại virus này. Tuy nhiên, vẫn có thể chữa trị được những vấn đề về sức khỏe do virus này gây ra.

Khi bị mụn sinh dục, người bệnh nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị. Một số trường hợp mụn sinh dục này tự khỏi.

Virus có thể gây ra một số bệnh ung thư. Nữ giới nên đi xét nghiệm Pap định kỳ và theo dõi tầm soát ung thư. Phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh, nếu được chẩn đoán sớm, bệnh có thể được điều trị dễ dàng hơn.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

II. HPV có bao nhiêu chủng?

Các nhà khoa học đã xác định được hơn 100 chủng virus HPV khác nhau. Hầu hết chúng đều vô hại, không có triệu chứng và tự khỏi mà không cần điều trị.

Có hơn 40 chủng virus HPV có thể gây nhiễm trùng đường sinh dục và hậu môn. Trong số này, 15 chủng HPV nguy cơ cao, có khả năng gây ra các bệnh ung thư khác nhau, từ ung thư cổ tử cung, hậu môn đến các bộ phận sinh dục khác. Những chủng ít nguy hiểm hơn có thể gây ra mụn cóc ở bàn tay, bàn chân (đặc biệt là lòng bàn chân), mụn cóc sinh dục,… Một số chủng HPV thường gặp bao gồm:

1. HPV 6 và HPV 11

Đây là những chủng HPV nguy cơ thấp. Chúng có liên quan đến khoảng 90% tình trạng mụn cóc sinh dục. HPV 11 cũng có thể gây ra những thay đổi đối với cổ tử cung.

Tiêm vaccine HPV là biện pháp giúp ngăn ngừa HPV 6 và HPV 11 hữu hiệu. Các nghiên cứu cho thấy vaccine đạt hiệu quả lên đến 89-99% trong việc chống lại HPV 6 và HPV 11 ở những người từ 9-26 tuổi.

Trường hợp bạn đã nhiễm HPV 6 hoặc HPV 11, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng phá hủy các mô mụn cóc ở bộ phận sinh dục.

2. HPV 16 và HPV 18

HPV 16 là chủng HPV nguy cơ cao và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Đây là tác nhân dẫn tới ung thư cổ tử cung – căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới.

HPV 18 là một chủng HPV nguy cơ cao khác. Giống như HPV 16, nó thường không gây ra triệu chứng nhưng có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

HPV 16 và HPV 18 là căn nguyên của khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Tiêm vaccine HPV là cách bảo vệ bạn trước hai chủng HPV này.

III. Virus HPV có lây hay không?

Theo chuyên gia, các virus gây u nhú ở người (HPV) rất dễ lây lan. Tuy nhiên, HPV không lây truyền qua các chất dịch cơ thể như tinh dịch hoặc nước bọt, mà là do tiếp xúc da với da. Điều này dễ xảy ra nhất khi quan hệ tình dục, chẳng hạn như quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Tình trạng lây nhiễm cũng có thể xảy ra nếu HPV tiếp xúc với màng nhầy (ở miệng, môi, hậu môn, các bộ phận của cơ quan sinh dục) hoặc vết nứt trên da, chẳng hạn như vết rách âm đạo.

Người ta ước tính rằng hầu hết những người có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó. Bao cao su, khi được sử dụng đúng cách, sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HPV.

IV. HPV có thể gây ra những bệnh gì?

Nếu bị nhiễm virus HPV mà không điều trị dứt điểm, bạn dễ gặp phải các biến chứng như:

1. Tổn thương miệng và đường hô hấp trên 

Một số bệnh nhiễm trùng HPV gây ra các tổn thương trên lưỡi, amidan, vòm miệng, trong thanh quản và mũi.

2. Ung thư cổ tử cung

Gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, phải mất từ 10-20 năm hoặc lâu hơn sau khi nhiễm virus này thì ung thư cổ tử cung mới phát triển. Tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV là cách bảo vệ bạn hữu hiệu nhất trước căn bệnh nguy hiểm này.

Các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể giống với các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác nên rất dễ bỏ qua. Thế nên, phụ nữ cần tầm soát bằng các xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên để phát hiện những bất thường ở cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư. Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm/lần, phụ nữ 30 – 65 tuổi nên tiếp tục làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần hoặc 5 năm/lần nếu làm xét nghiệm DNA HPV cùng lúc. Phụ nữ trên 65 tuổi có thể ngừng xét nghiệm nếu đã làm 3 xét nghiệm Pap bình thường liên tiếp hoặc 2 xét nghiệm HPV DNA và Pap không cho kết quả bất thường.

Ngoài ung thư cổ tử cung, một số loại ung thư khác có tiền căn là virus HPV bao gồm ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo,…

V. Các dấu hiệu giúp phát hiện bạn bị nhiễm HPV

Cơ thể bị nhiễm virus HPV sẽ hình thành mụn cóc dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào loại HPV:

  • Mụn cóc sinh dục: Xuất hiện dưới dạng vết sưng không đau, tiết dịch và gây ngứa. Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục chủ yếu xuất hiện ở âm hộ nhưng cũng có thể gặp ở gần hậu môn, trên cổ tử cung hoặc trong âm đạo. Ở nam giới, mụn cóc sinh dục hình thành trên dương vật và bìu hoặc xung quanh hậu môn.
  • Mụn cóc thông thường: Xuất hiện trên bàn tay và ngón tay dưới dạng những nốt sần sùi, gồ lên. Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc dạng này chỉ gây mất thẩm mỹ, nhưng đôi lúc cũng gây đau đớn hoặc chảy máu.
  • Mụn cóc Plantar: Là những mụn cứng, sần sùi, thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Mụn cóc phẳng: Là những nốt có đầu phẳng, hơi nhô cao. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Trẻ em thường bị ở mặt, phụ nữ bị ở chân còn nam giới có xu hướng nổi ở vùng râu.

VI. Bị nhiễm virus HPV là do đâu?

Các chuyên gia cho biết, nhiễm HPV xảy ra khi virus xâm nhập vào cơ thể, thường là qua vết thương hở trên da. Trong khi đó, virus HPV sinh dục lây nhiễm qua quan hệ tình dục (bao gồm quan hệ tình dục ngả âm đạo, đường hậu môn và các tiếp xúc da kề da khác ở vùng sinh dục).

Nếu bạn đang mang thai và bị nhiễm virus HPV dưới dạng mụn cóc sinh dục, em bé có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Mụn cóc có tính lây lan rất mạnh. Bạn sẽ dễ lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc hoặc chạm vào vật thể có chứa virus HPV gây ra mụn cóc.

Những yếu tố nguy cơ lây nhiễm HPV bao gồm:

  • Có nhiều bạn tình: Bạn càng có nhiều bạn tình, nguy cơ nhiễm HPV sinh dục của bạn càng cao. Không chỉ vậy, quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tuổi tác: Mụn cóc thông thường chủ yếu xảy ra ở trẻ em, còn mụn cóc sinh dục xảy ra phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu có khả năng nhiễm HPV cao hơn. Nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch có thể do HIV/AIDS hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch (thường được sử dụng sau khi cấy ghép nội tạng).
  • Da bị tổn thương: Những vùng da bị hở hoặc có vết xước sẽ dễ phát triển mụn cóc thông thường hơn.
  • Có sự tiếp xúc không an toàn: Chạm vào mụn cóc của người khác hoặc không mặc đồ bảo vệ trước khi tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus HPV – chẳng hạn như vòi hoa sen công cộng, hồ bơi – có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.

VII. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm virus HPV phổ biến hiện nay

Các phương pháp xét nghiệm sau thường được chỉ định để chẩn đoán nhiễm HPV:

1. Xét nghiệm Pap (Papanicolaou) test phết mỏng cổ tử cung

Phết tế bào thu được từ cổ tử cung lên lam kính, nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Pap test giúp tầm soát tổn thương sớm tại cổ tử cung do nhiễm HPV định kỳ hàng năm, nếu kết quả âm tính trong ba năm liên tiếp thì chỉ cần làm lại mỗi ba năm.

2. Xét nghiệm sinh học phân tử

Phương pháp sinh học phân tử để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPV-DNA) được xem là tiêu chuẩn để chẩn đoán HPV, xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn Pap test, cho phép định tuýp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao/thấp và định lượng HPV. Có thể sử dụng các phương pháp sau đây:

– Phương pháp PCR – xét nghiệm sinh học phân tử: Phương pháp PCR cho phép phát hiện đoạn gen đặc hiệu HPV – DNA với độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, sử dụng rộng rãi trong các phòng xét nghiệm sinh học phân tử.

– Xét nghiệm HPV real time PCR: Đây là một công cụ chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu và tính khả thi cao trong việc phát hiện nhiễm HPV và định type HPV.

– Kỹ thuật real time PCR so với PCR có thao tác đơn giản và thời gian ngắn hơn, độ nhạy và đặc hiệu cao hơn, tránh được ngoại nhiễm sản phẩm PCR dẫn đến kết quả dương tính giả. Bệnh phẩm sử dụng là máu toàn phần hoặc huyết thanh được đựng trong ống không có chất chống đông. Kit real – time có thể sử dụng cho cả mục đích định tính và định lượng, xác định được một số tuýp HPV (từ 4 – 5 tuýp) thường gặp nhất trong cùng một xét nghiệm. Đây là xét nghiệm HPV thường dùng nhất hiện nay.

– Phương pháp Reverse dot blots (lai phân tử): Phương pháp này xác định được hàng chục tuýp HPV khác nhau trong cùng một phản ứng. Một người có thể nhiễm một hoặc đồng nhiễm nhiều tuýp HPV, thể hiện khi đọc kết quả phản ứng trên mẫu bệnh phẩm.

– Phương pháp Sequencing (giải trình tự): Phương pháp này hiện nay vẫn chưa phải là một xét nghiệm HPV thường quy do giá thành xét nghiệm cao và không phát hiện được các trường hợp đồng nhiễm nhiều tuýp HPV trong cùng một phản ứng.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán virus HPV

Để quá trình chẩn đoán nhiễm virus HPV cho kết quả chính xác, phụ nữ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện các xét nghiệm, bao gồm:

  • Không sử dụng kem bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Không thực hiện xét nghiệm trong những ngày kinh nguyệt vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu thu thập được. Thời điểm thích hợp nhất để xét nghiệm là ít nhất 5 ngày sau khi sạch kinh.
  • Không làm xét nghiệm trong vòng 48 – 72 giờ sau quan hệ tình dục.
  • Không thụt rửa âm đạo, tác động đến vùng âm đạo trong vòng 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Cần thông báo ngay với bác sĩ chỉ định xét nghiệm nếu bạn đang đặt thuốc hoặc trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa.

VIII. Phương pháp điều trị HPV như thế nào

Trong nhiều trường hợp, tình trạng nhiễm HPV sẽ tự khỏi mà không cần điều trị gì. Trên thực tế, khoảng 70 – 90% người nhiễm HPV được hệ thống miễn dịch loại bỏ virus khỏi cơ thể.

Khi cần điều trị, mục tiêu làm giảm triệu chứng bằng cách loại bỏ mụn cóc cũng như các tế bào bất thường trong cổ tử cung. Hướng điều trị thường là:

  • Phẫu thuật lạnh: Làm đông lạnh mụn cóc bằng nitơ lỏng.
  • Quy trình cắt bỏ phẫu thuật điện vòng (LEEP): Sử dụng một vòng dây đặc biệt để loại bỏ các tế bào bất thường.
  • Đốt điện: Đốt mụn cóc bằng dòng điện.
  • Liệu pháp laser: Sử dụng ánh sáng cường độ cao để tiêu diệt mụn cóc và các tế bào bất thường.
  • Thuốc bôi: Bôi kem thuốc trực tiếp lên mụn cóc (lưu ý không sử dụng các phương pháp điều trị mụn cóc không được kê đơn trên bộ phận sinh dục).

IX. Mách bạn địa chỉ xét nghiệm và điều trị HPV uy tín tại Hà Nội

Nếu đang băn khoăn không biết xét nghiệm và điều trị HPV ở an toàn, hiệu quả ở đâu? Bạn có thể tham khảo ngay các dịch vụ y tế tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi hiện nay. Đây được đánh giá là cơ sở y tế chất lượng nhờ một số tiêu chí ở dưới đây:

– 1. Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp chữa trị bệnh hiệu quả nhất. Với hơn 40 năm công tác trong ngành cùng sự nỗ lực không ngừng và hết lòng vì bệnh nhân các Bác sĩ luôn nhận được sự tín nhiệm cao nhất từ phía đồng nghiệp cũng như người bệnh.

  • Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ – Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục Bệnh viện Việt Đức

Bác Sĩ Nguyễn Quang Cừ - Bác sĩ Chuyên Khoa II 

  • Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Dương – Ngoại chung, Hội viên hội phẫu thuật ngoại khoa Việt Nam

  • Bác sĩ chuyên khoa Cấp I Đào Thanh Hoá – Nguyên trưởng phòng cấp cứ khoa ngoại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Bungari

Bác sĩ Đào Thanh Hoá - Bác sĩ chuyên khoa cấp I

  • Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường – Công tác tại Khoa khám bệnh Tổng hợp – Bệnh viện Hòe Nhai

Bác sĩ Lê Mạnh Cường - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại

  • Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa Nguyễn Thị Minh Cúc – Công tác tại Bộ Tư Lệnh Không Quân

Bác sĩ Chuyên Khoa I sản phụ khoa - Nguyễn Thị Minh Cúc

– 2. Đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh tốt nhất: Mô hình thăm khám chuyên nghiệp – “Một bác sĩ – một y tá – một bệnh nhân”.

– 3. Các phòng khám, phòng điều trị được xây dựng riêng biệt, tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn. Phòng khám còn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển nhất hiện nay để hỗ trợ tốt nhất cho việc thăm khám và điều trị bệnh.

  • Máy laser bán dẫn

Máy laser bán dẫn

  • Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt

Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt

  • Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại

Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại

  • Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn

Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn:

  • Máy phục hồi chức năng sinh lý nam

Máy phục hồi chức năng sinh lý nam

  • Máy lấy tinh trùng tự động

Máy lấy tinh trùng tự động

– 4. Dịch vụ chu đáo, tiện ích với thống tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn online hoạt động 24/24h.

– 5. Chi phí thăm khám và điều trị công khai, minh bạch.

  • Ưu đãi các gói khám nam khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:

Gói khám ưu đãi nam khoa như: gói khám viêm nhiễm nam khoa, gói khám bao quy đầu, gói khám sinh lý nam

Gói khám ưu đãi sức khoẻ sinh sản ở phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội

  • Ưu đãi các gói khám phụ khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:

Ưu đãi các gói khám phụ khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Ưu đãi gói khám sức khoẻ sinh sản nữ giới tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

  • Ưu đãi các gói khám bệnh xã hội tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:

Gói khám ưu đãi bệnh xã hội ở phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội

Ưu đãi gói khám bệnh xã hội nữ giới

Hy vọng với những thông tin xoay quanh về Virus HPV được phân tích ở trên đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe. Để được hỗ trợ nhanh chóng, bạn có gọi ngay cho bác sĩ theo Hotline: 033 555 1280 – 024.3511.1111 để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

4.2/5 - (31 bình chọn)

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

8 Bệnh thường gặp khi quan hệ bằng miệng

8 Bệnh thường gặp khi quan hệ bằng miệng

Tình dục bằng miệng là một trong những hình thức quan hệ được nhiều bạn trẻ tò mò bởi cảm giác mới lạ, hưng...

Xét nghiệm các bệnh xã hội: Khi nào cần làm? Chi phí & Thực hiện ở đâu uy tín

Xét nghiệm các bệnh xã hội: Khi nào cần làm? Chi phí & Thực hiện ở đâu uy tín

Bệnh xã hội là nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) có khả năng lây lan nhanh và ảnh hưởng sâu rộng...

Vi khuẩn chlamydia gây ra bệnh gì? Sự “im lặng” đến đáng sợ

Vi khuẩn chlamydia gây ra bệnh gì? Sự “im lặng” đến đáng sợ

Vi khuẩn chlamydia là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng lại ít được chú ý...

Đốt mụn sinh dục: 4 Phương pháp, Chi phí & Quy trình thực hiện

Đốt mụn sinh dục: 4 Phương pháp, Chi phí & Quy trình thực hiện

Đốt mụn sinh dục giống như một hành trình loại bỏ “hòn sỏi” nhỏ khỏi con đường sức khỏe sinh dục của bạn. Tuy...

Xét nghiệm giang mai bằng cách nào?

Xét nghiệm giang mai bằng cách nào?

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).  Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có...

Triệu chứng của mụn cóc sinh dục & Cách chữa trị

Triệu chứng của mụn cóc sinh dục & Cách chữa trị

Triệu chứng của mụn cóc sinh dục như thế nào? là câu hỏi đang được tìm kiếm rất nhiều trên các diễn đàn sức...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
033.555.1280 TƯ VẤN ONLINE CHAT ZALO FACEBOOK