Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Thời gian

8:00 - 20:00

Hotline

036.933.5252

banner banner

Xét nghiệm nước tiểu

Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang

Đánh giá:

post

Chia sẻ:

Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện ra các bệnh đặc thù, cũng có khi là một xét nghiệm thường quy trong quá trình kiểm tra sức khỏe để  chẩn đoán hoặc phát hiện một số bệnh ở đàn ông. Ở đây, phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi xin chia sẻ một số thông tin về xét nghiệm nước tiểu và các chỉ số có trong kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm nước tiểu phát hiện được bệnh gì?

Hệ bài tiết nước tiểu hay hệ thống đường tiết niệu bao gồm các cơ quan quan trọng trong cơ thể như bàng quang, thận, niệu đạo… Các cơ quan này tham gia vào bộ máy điều chỉnh, cân bằng nước trong cơ thể, loại bỏ những cặn bẩn, chất độc trong cơ thể ra ngoài qua đường tiểu. Khi nước tiểu có các dấu hiệu như màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu, tiểu buốt, tiểu rắt, thường xuyên buồn tiểu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề. Bạn cần đi xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng bệnh mình đang gặp phải.
Tại Phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi, xét nghiệm nước tiểu được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hỗ trợ bởi những thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến nên cho kết quả nhanh chóng, sớm phát hiện ra một số bệnh lý nguy hiểm như:
 Nhiễm trùng đường tiểu: Được phát hiện qua kiểm tra xét nghiệm tế bào bạch cầu và hợp chất do vi khuẩn sinh ra. Nếu trong nước tiểu có xuất hiện những hợp chất này chứng tỏ bạn đang mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
 Các bệnh lý ở bàng quang: Bàng quang là cơ quan trực tiếp chứa nước tiểu và kết hợp cùng các cơ quan khác đào thải nước tiểu ra ngoài khi bàng quang đầy. Vì vậy, khi xét nghiệm nước tiểu thấy có máu hoặc vi khuẩn thì có thể phát hiện các bệnh lý ở bàng quang như viêm nhiễm, ung thư bàng quang,…
 Các bệnh về thận: Các xét nghiệm protein, axit, tế bào hồng cầu… trong nước tiểu nếu có dấu hiệu bất thường sẽ cho biết người bệnh có bị suy thận, viêm bể thân, sỏi thận… hay không. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì thận còn có chức năng lọc máu trong cơ thể, nếu không phát hiện sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
 Phát hiện bệnh tiểu đường: Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu như Xeton, độ pH có thể là căn cứ để xác định bệnh tiểu đường.
 Các bệnh lý ở gan: Bao gồm các xét nghiệm UBG và BIL để phát hiện các bệnh lý thường gặp ở gan như xơ gan, viêm gan, viêm túi mật,…
 Các bệnh xã hội ở cơ quan sinh dục: Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể giúp người bệnh phát hiện mình có mắc một số bệnh xã hội phổ biến như lậu, giang mai,… hay không khi bệnh vẫn đang trong giai đoạn ủ bệnh.
Dù là mắc bệnh gì thì sức khỏe của bạn cũng có thể bị đe dọa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Nhờ có y học tiên tiến và hiện đại ngày nay mà các bệnh lý nguy hiểm đó có thể phát hiện qua các xét nghiệm đớn giản như xét nghiệm nước tiểu.

Các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu nói lên điều gì?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các bệnh liên quan đến hệ bài tiết cũng như các bệnh chuyển hóa (như bệnh béo phì, gan).
Màu, mùi và lượng nước tiểu không bình thường có thể nói lên có điều bất ổn trong cơ thể. Nếu nước tiểu đục và có cặn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu nước tiểu có màu đỏ nhạt, rất có thể do có lẫn máu trong đó. Để tìm hiểu sâu hơn, nước tiểu cần được tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Lấy mẫu nước tiểu như thế nào?

Nước tiểu dễ bị nhiễm khuẩn, bị tạp lẫn các loại tế bào hay các chất khác vì vậy cần vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước (chú ý không dùng xà phòng) trước khi lấy mẫu. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả tránh mẫu bị nhiễm khuẩn cần sử dụng nước tiểu sạch. Nên tránh lấy phần nước tiểu đầu tiên hoặc cuối cùng. Bác sỹ sẽ chỉ cho bạn biết bất kỳ sự lưu ý nào nếu xét nghiệm của bạn đặc biệt.

Xét nghiệm nhanh nước tiểu

Xét nghiệm nhanh nước tiểu bao gồm các bước: nhúng que thử có đánh dấu màu dạng hình vuông vào mẫu nước tiểu trong vài giây, sau đó đợi đến khi que hiện kết quả. Màu của que thử sẽ thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào nồng độ chất lạ trong nước tiểu. Khi đó phải so sánh màu của que thử với bảng màu, trên đó sẽ chỉ ra màu như thế nào là giá trị bình thường, màu nào là không bình thường.
Những người cần kiểm tra nước tiểu là những người hay bị mắc chứng đau bụng dưới, đau dạ dày, đau lưng, đi tiểu buốt hoặc đi tiểu ra máu. Những người bị tiểu đường cũng cần kiểm tra nước tiểu để xác định hàm lượng đường trong nước tiểu.
Rất nhiều chất được tìm thấy trong một lượng nước tiểu nhất định, vì vậy có thể so sánh xem nồng độ chất đó cao hơn hay thấp hơn so với mức bình thường.
Bạn có thể xác định được các chỉ số trong xét nghiệm có bình thường không thông qua bảng màu hoặc bằng các thông số. Giá trị pH có thể cho thấy nguy cơ người đó có thể bị sỏi tiết niệu nếu pH quá thấp (<5). Nếu pH quá cao (>7) có thể do bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu. Các chỉ số khác sẽ tương ứng chỉ ra nguy cơ mắc các bệnh khác.
Nếu kết quả xét nghiệm không bình thường cần đến gặp bác sĩ tư vấn. Nhưng không phải tất cả các xét nghiệm nước tiểu đều luôn luôn đáng tin cậy. Vì vậy, nên tiến hành thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác tại phòng khám.

Xét nghiệm nước tiểu toàn phần

Xét nghiệm nước tiểu toàn phần thường là một trong các kiểm tra thường quy và thường được tiến hành khi bệnh nhân nhập viện và trước khi mổ. Thường được tiến hành khi các xét nghiệm nhanh cho kết quả không bình thường. Xét nghiệm nước tiểu toàn phần được thực hiện trong phòng thí nghiệm, gồm 3 bước sau:
 Đánh giá màu, mùi và độ đậm đặc.
 Kiểm tra các thành phần hóa học của nước tiểu bằng que thử: Kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi để xác định vi khuẩn, tế bào hoặc các thành phần của tế bào.
 Hình: Dùng kính hiển vi để kiểm tra các yếu tố rắn trong nước tiểu: Hồng cầu (ở trên), bạch cầu (ở giữa) và các tế bào bạch cầu bám dính vào nhau (ở dưới).
Xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân và tìm ra phác đồ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu, hiện tượng chảy máu trong đường tiết niệu, các bệnh về gan và thận; đôi khi dùng để kiểm tra béo phì, các bệnh về đường máu và sỏi bàng quang.
Dựa vào các kết quả xét nghiệm nước tiểu các phòng thí nghiệm có thể xác định dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe như:
 Tinh thể cholesterol có thể là do hàm lượng cholesterol cao.
 Cặn tiết niệu có thế là dấu hiệu của bệnh thận, viêm bể thận.
Các kết quả bất thường sẽ được các bác sỹ thảo luận, sau đó có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu.
Phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi có phòng xét nghiệm nước tiểu tiên tiến cho kết quả thử nước tiểu nhanh chóng, chính xác, giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý. Máy phân tích nước tiểu 11 thông số – sản phẩm do Anh sản xuất, sử dụng trong phân tích chuẩn đoán mức độ bệnh lý để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chỉ mất 10 phút là có kết quả phân tích, phát hiện những bất thường trong mẫu nước tiểu của bệnh nhân.
Ngoài cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi cũng có một đội ngũ y bác sỹ hùng hậu, chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tay nghề điều trị cao, có ít nhất 30 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề. Khi đến phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi, người bệnh sẽ được đón tiếp chu đáo, nhiệt tình với thái độ quan tâm, chăm sóc đến từng một bệnh nhân của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể yên tâm và cảm thấy thoải mái khi đến đây khám chữa bệnh.
Và còn nhiều lợi ích từ việc xét nghiệm nước tiểu khác mà bạn chưa biết. Để biết thêm thông tin chi tiết về xét nghiệm nước tiểu, bạn có thể đến trực tiếp tại Phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi tại 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội hoặc gọi đến đường dây nóng 02435111111- 036.933.5252 hay click vào phần [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề này. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
post

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Tiểu đêm tiểu không được đau thắt lưng bên phải: Nguyên nhân và Cách chấm dứt nhanh chóng triệu chứng

Tiểu đêm tiểu không được đau thắt lưng bên phải: Nguyên nhân và Cách chấm dứt nhanh chóng triệu chứng

Tiểu đêm tiểu không được đau thắt lưng bên phải là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và...

Hình ảnh các loại bệnh nấm ở bộ phận sinh dục nam giới & Cách chữa hiệu quả

Hình ảnh các loại bệnh nấm ở bộ phận sinh dục nam giới & Cách chữa hiệu quả

Không chỉ có nữ giới mới bị nấm xâm nhập gây bệnh, nam giới cũng không phải ngoại lệ. Nấm dễ lây nhiễm, dễ...

Bị rối loạn tiểu tiện – Tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa Thận Tiết Niệu

Bị rối loạn tiểu tiện – Tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa Thận Tiết Niệu

Tình trạng bị rối loạn tiểu tiện không chỉ gây ám ảnh về mặt tâm lý, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh...

Nguyên nhân gây bệnh tiểu liên tục phái mạnh

Nguyên nhân gây bệnh tiểu liên tục phái mạnh

Đi tiểu là một hiện tượng bài tiết bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, đàn ông khi thấy mình có những biểu hiệu...

Nguyên nhân gây bí tiểu do đâu? Cảnh báo những nguyên nhân cần chú ý

Nguyên nhân gây bí tiểu do đâu? Cảnh báo những nguyên nhân cần chú ý

Bí tiểu là dấu hiệu bất thường về tiểu tiện có nhiều người đã và đang gặp phải. Tuy nhiên nguyên nhân gây bí...

Tiểu ra máu ở nữ giới: nguyên nhân nào gây ra?

Tiểu ra máu ở nữ giới: nguyên nhân nào gây ra?

Tiểu ra máu ở nữ giới là triệu chứng bác sĩ khuyến cáo không thể coi thường. Đặc biệt, nếu hiện tượng tiểu ra...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
036.933.5252 TƯ VẤN ONLINE CHAT ZALO FACEBOOK