Bệnh lậu ở nữ là vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau, điển hình gồm: đường sinh dục, trực tràng, họng, khớp… Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, việc theo dõi, thăm khám kịp thời là thực sự cần thiết.
Bệnh lậu cầu ở nữ là gì?
Bệnh lậu ở nữ là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Trong tổng số các trường hợp mắc bệnh, có khoảng 50 – 70% ca cũng nhiễm đồng thời Chlamydia (một loại vi khuẩn gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục). Theo đó, vi khuẩn gây lậu phát triển và sinh sản trong những điều kiện rất cụ thể, bao gồm:
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
- Tồn tại trên các bề mặt ẩm ướt của cơ thể, được tìm thấy phổ biến nhất trong âm đạo và tử cung của nữ giới.
- Có thể sống trong niệu đạo.
- Phía sau cổ họng (do quan hệ tình dục bằng miệng) hoặc trong trực tràng (do quan hệ tình dục qua đường hậu môn).
Vi khuẩn gây bệnh lậu ở nữ không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài giây hoặc vài phút, không có khả năng tồn tại lâu trên da bàn tay, cánh tay, chân… Ngoài ra, bệnh cũng rất ít nguy cơ lây truyền khi tiếp xúc thông qua bồn cầu hay tay nắm cửa.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới là gì?
Phụ nữ thường có xu hướng dễ mắc bệnh hơn nam giới nhưng biểu hiện triệu chứng sau khi mắc bệnh lại chậm hơn nam giới. Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ ngắn hơn nam giới, khoảng 3 cm, do đó vi khuẩn lậu dễ có điều kiện xâm nhập hơn.
Có 4 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lậu ở nữ giới đó là:
- 1. Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn hay quan hệ bừa bãi là nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu. Đa phần cả nam và nữ nhiễm bệnh là do viêm nhiễm trực tiếp khi quan hệ tình dục.
- 2. Lây từ mẹ sang con: Bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con khi người mẹ đang mang thai. Nếu sinh thường, đặc biệt ở những bà mẹ bị nhiễm lậu nặng thì đứa con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh rất cao, thậm chí gây mù lòa.
- 3. Khả năng miễn dịch kém: Những người có khả năng miễn dịch kém dù không tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh nhưng tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh, chứa nhiều vi khuẩn như: khăn tắm, đồ bơi, đồ lót,… cũng rất dễ lây nhiễm.
- 4. Nhiễm lậu do vết thương ở ngoài da: Lậu khuẩn thường dễ dàng xâm nhập lên niêm mạc da hoặc các vết thương nhỏ. Sau vài ngày ủ bệnh, khuẩn sẽ nhân rộng hàng loạt đến khi đạt số lượng cụ thể sẽ phát triển thành bệnh.
Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ là bao lâu?
Các triệu chứng bệnh lậu thường xuất hiện sau một vài ngày đến 2 tuần sau khi nhiễm, nhiều trường hợp có thể muộn hơn. Dấu hiệu điển hình dễ nhận thấy ở nữ giới gồm: (3)
- Âm đạo tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá cây.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Bí tiểu
- Đau tức bụng dưới
Con đường lây nhiễm vi khuẩn lậu ở nữ giới
Vi khuẩn lậu ở nữ giới có thể lây lan qua các con đường sau:
- Quan hệ tình dục với đối tác bị nhiễm bệnh, bao gồm tất cả các hình thức giao hợp không an toàn: quan hệ qua âm đạo, hậu môn, miệng.
- Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh.
Hướng dẫn bạn cách nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Hầu hết nữ giới mắc bệnh lậu đều không có triệu chứng rõ ràng, nếu có thì thường sẽ nhẹ, dễ gây nhầm lẫn với dịch tiết hoặc khí hư âm đạo, nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang. Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến gồm:
- Đau rát khi đi tiểu.
- Tăng tiết dịch âm đạo.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau tức bụng dưới
Ngoài ra, bệnh lậu phát triển trực tràng cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng sau:
- Ngứa hậu môn.
- Đau nhức trực tràng.
- Chảy máu.
- Đau rát khi đi đại tiện.
Bệnh lậu cũng có thể xuất hiện ở miệng (hay còn gọi là bệnh lậu ở họng), do hoạt động của vi khuẩn Gram âm hình cầu khuẩn – Neisseria gonorrhoeae. Theo đó, nhiễm trùng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của đối tác có chứa Neisseria gonorrhoeae. Bệnh thường phát triển trong hầu họng, gây viêm mô tại chỗ và dường như không có dấu hiệu rõ rệt. Đôi khi, triệu chứng điển hình là đau đi kèm cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn.
Đối tượng nữ giới nào có nguy cơ cao mắc bệnh lậu hơn bình thường?
Các đối tượng nữ giới thuộc nhóm nguy cơ sau đây sẽ có khả năng dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường:
- Nữ giới có hoạt động tình dục.
- Có nhiều đối tác tình dục.
- Có tiền sử mắc bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Đối tác tình dục bị nhiễm bệnh lậu.
Bệnh lậu ở nữ nguy hiểm không?
Bệnh lậu ở nữ rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng và vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất, nữ giới nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường để được theo dõi từ sớm. Kể cả khi đã từng bị bệnh lậu trước đó, nguy cơ tái nhiễm vẫn tồn tại bởi cơ thể hoàn toàn không trở nên miễn nhiễm sau lần mắc đầu tiên.
Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?
Bệnh lậu ở nữ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
-
1. Ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ
Bệnh lậu nếu không chữa trị kịp thời có thể gây hiếm muộn, vô sinh. Đó là vì vi khuẩn lậu làm viêm nhiễm bộ phận sinh dục, viêm và tắc vòi trứng. Ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản của người bệnh.
-
2. Gây nguy hiểm cho thai nhi
Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn lậu khi chào đời qua đường âm đạo. Ngoài ra bệnh còn có thể gây tình trạng sinh non. Vì thế phụ nữ cần tầm soát bệnh trước vào sau khi mang thai.
-
3. Gây biến chứng ở nhiều bộ phận trên cơ thể
Bệnh lậu có thể gây viêm mang tim. Mặc dù tỷ lệ biến chứng này rất thấp chỉ từ 1-3%, tuy nhiên biến chứng này gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng máu. Vi khuẩn lậu theo đường máu di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây nhiễm trùng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, bệnh lậu ở nữ giới còn có thể khiến người bệnh bị viêm mắt, thậm chí mù lòa. Nếu bị lậu hầu họng, người bệnh có thể bị viêm amidan, họng sưng đau và loét. Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn đến mắc các bệnh xã hội khác.
-
4. Gây suy giảm chất lượng cuộc sống
Người bị bệnh lậu luôn có cảm giác tự ti, chán nản. Lo lắng bị người khác biết mình mắc bệnh xã hội. Do đó luôn cảm thấy căng thẳng, áp lực, ngại gặp gỡ mọi người xung quanh. Thậm chí bị trầm cảm. Hơn nữa, bệnh lậu khiến cho nữ giới cảm thấy đau và không còn hứng thú trong quan hệ tình dục. Vì thế ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc vợ chồng. Chất lượng cuộc sống, sinh hoạt bị suy giảm nghiêm trọng.
Chẩn đoán bệnh lậu ở phụ nữ như thế nào?
Đối với bệnh lậu ở nữ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau để đưa ra kết luận chính xác: (5)
- Xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch niệu đạo, dịch âm đạo bằng phương pháp PCR
- Nhuộm bệnh phẩm, soi tươi tìm vi khuẩn
- Nuôi cấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ (yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung hoặc niệu đạo).
- Xét nghiệm dịch trực tràng (nhuộm và soi tươi, nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ)
Vậy đâu là cách điều trị bệnh lậu ở nữ giới hiệu quả?
Các trường hợp nữ giới được chẩn đoán mắc bệnh lậu, các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi thường sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:
-
1. Phương pháp thúc đẩy hoạt động miễn dịch – Phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả
-
2. Điều trị bệnh lậu bằng phương pháp đông – tây y kết hợp máy vật lý trị liệu
Khám và điều trị bệnh lậu ở đâu hiệu quả, uy tín, chất lượng tại Hà Nội?
Bệnh lậu khám và điều trị càng sớm càng có hiệu quả cao. Quan trọng là bạn lựa chọn được cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng. Hiện nay, Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đang là địa chỉ khám, xét nghiệm và điều trị bệnh lậu tốt hàng đầu tại Hà Nội. Phòng khám đã được đa số người dân trên địa bàn đã tin tưởng và ủng hộ suốt thời gian qua nhờ các thế mạnh như:
- Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ – Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục Bệnh viện Việt Đức:
- Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II – Ngoại chung, Hội viên hội phẫu thuật ngoại khoa Việt Nam – Bác sĩ Nguyễn Bá Dương:
- Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường – Công tác tại Khoa khám bệnh Tổng hợp – Bệnh viện Hòe Nhai
- Bác sĩ chuyên khoa cấp I Đào Thanh Hóa – Nguyên trưởng phòng cấp cứ khoa ngoại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Bungari
- Bác sĩ chuyên khoa I Phụ Sản – Nguyễn Thị Minh Cúc – Nguyễn Thị Minh Cúc – Công tác tại Bộ Tư Lệnh Không Quân
2. Chi phí hợp lý, được phòng khám niêm yết công khai theo quy định của Sở Y tế.
- Ưu đãi các gói khám bệnh xã hội tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
- Ưu đãi các gói khám nam khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
- Ưu đãi các gói khám phụ khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
- Máy phục hồi chức năng sinh lý nam
- Máy lấy tinh trùng tự động
- Máy laser bán dẫn
- Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt
- Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại
- Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn
4. Môi trường khám chữa bệnh sạch sẽ, được vô trùng vô khuẩn sạch sẽ. Nhằm tạo ra cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân.
5. Đội ngũ nhân viên y tế ứng xử khéo léo, tế nhị, sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ người bệnh trong mọi tình huống.
6. Phòng khám cam kết bảo mật thông tin hồ sơ bệnh án của người bệnh.
7. Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 7h30 – 20h, người bệnh có thể chủ động thời gian khám hỗ trợ chữa bệnh.