Xét nghiệm nước tiểu thường gặp trong quá trình thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc được chỉ định thực hiện riêng lẻ nhằm phát hiện ra các bất thường tại hệ tiết niệu, bệnh tiểu đường,… Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua những thông tin chia sẻ ngay sau đây.
Xét nghiệm nước tiểu là gì?
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện trên mẫu nước tiểu của người bệnh nhằm tìm ra dấu hiệu bất thường thông qua các chỉ số bình thường được quy chuẩn. Đây là cơ sở để nhận biết tình trạng rối loạn, các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận, tiểu đường,…
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ được đưa ra dựa trên các chỉ số về men gan, số lượng bạch cầu, hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu Lympho, bạch cầu trung tính. Với những bệnh lý khác nhau sẽ cho ra các chỉ số xét nghiệm khác nhau.
Ý nghĩa của việc xét nghiệm nước tiểu như nào?
Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, khá trong. Tuy nhiên, do những yếu tố về dinh dưỡng, vận động, tác động của các loại thuốc, bệnh lý,…mà màu sắc, số lượng, nồng độ, cũng như hàm lượng các chất có trong nước tiểu sẽ có sự thay đổi.
Khi làm xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ sẽ có những thông số cụ thể cho từng thay đổi này. Điều đó mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc:
– Kiểm tra sức khỏe tổng thể: xét nghiệm này sẽ trở thành một phần của quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ thông thường, trong giai đoạn thai kỳ hoặc chuẩn bị trước các cuộc phẫu thuật, sàng lọc một số rối loạn chức năng chuyển hóa: tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan,…
– Phát hiện và chẩn đoán bệnh lý: nếu bạn có những biểu hiện bất thường như đau lưng, đau bụng, rối loạn tiểu tiện, tiểu ra mủ, máu, tiểu buốt,…thì xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện ra nguyên nhân, loại khuẩn, loại bệnh,…
– Theo dõi tình trạng bệnh và hiệu quả trong – sau quá trình điều trị liên quan đến các bệnh lý về thận, tiết niệu, tiểu đường.
Khi nào nên xét nghiệm nước tiểu?
- 1. Nước tiểu có màu lạ, mùi hôi khó chịu
- 2. Đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu đau rát, tiểu có máu, mủ
- 3. Đau sườn, cơ thể mệt mỏi, sốt
- 4. Cao huyết áp.
- 5. Mắc các bệnh lý về thận, gan, tiểu đường,…
- 6. Tiểu đau, tiểu nóng rát, dòng nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng
- 7. Nữ giới thử thai, khám thai
Xét nghiệm nước tiểu phát hiện bệnh gì và ý nghĩ của các chỉ số?
Dưới đây là ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu mà bạn có thể tham khảo trước khi thực hiện. Cụ thể như sau:
– 1. Giá trị pH: Chỉ số cho phép từ 5 – 7:
- Dưới 5: nguy cơ bị biến chứng của bệnh tiểu đường, tiêu chảy,…
- Trên 7: Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
– 2. Protein: chỉ số cho phép 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu tăng có thể là dấu hiệu bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tiền giản giật với các sản phụ trong giai đoạn thai kỳ.
– 3. Đường: chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Glucose tăng cao thường liên quan đến các bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ,…
– 4. Nitrite: chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL. Nếu tăng gợi ý nhiễm trùng hệ tiết niệu.
– 5. Ketone: chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Tăng ketone là dấu hiệu cảnh báo ở những bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài,…
– 6. Bilirubin: chỉ số cho phép 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Nếu tăng gợi ý đến các bệnh gan mật như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật…
– 7. Urobilinogen: chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Nếu tăng gợi ý đến các bệnh gan mật như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật…
– 8. Tế bào hồng cầu: chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Nếu dương tính có thể bạn bị mắc các bệnh liên quan đến viêm thận cấp, viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, xơ gan…
– 9. Tế bào bạch cầu: chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL. Nếu tăng sẽ liên quan đến tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.
Những vấn đề cần lưu ý quan trọng khi làm xét nghiệm nước tiểu không thể bỏ qua
Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu, bạn cần ghi nhớ những điều sau:
- 1. Không ăn các loại thức ăn làm thay đổi màu nước tiểu: củ cải đường, carot,…
- 2. Không tập thể dục trước thời điểm lấy mẫu thử nước tiểu.
- 3. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang có kinh nguyệt hoặc sắp bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
- 4. Hãy thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, vitamin hoặc các thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
- 5. Bạn nên dừng uống một số loại thuốc bởi thành phần của thuốc có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- 6. Khi lấy nước tiểu, bạn có thể lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc tại cơ sở y tế và mẫu đầu tiên thường được lấy vào buổi sáng sớm. Mẫu nước tiểu được dùng để xét nghiệm nên là nước tiểu giữa dòng để đảm bảo tính chính xác trong kết quả.
Cách lấy mẫu nước tiểu chuẩn như sau:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ lỗ tiểu, rửa sạch tay bằng xà phòng, lau khô.
- Bước 2: Tháo nắp lọ đựng mẫu (do nhân viên y tế cung cấp) và đặt sang một bên. Không chạm vào bên trong nắp, vành hoặc bên trong lọ đựng.
- Bước 3: Bắt đầu đi tiểu vào nhà vệ sinh, bỏ qua lượng nước tiểu lúc đầu.
- Bước 4: Đưa lọ đựng mẫu vào giữa dòng nước tiểu, hứng khoảng 1/2–2/3 lọ đựng.
- Bước 5: Lấy lọ đựng mẫu ra ngoài, tiếp tục tiểu cho đến khi cảm thấy hết nước tiểu trong bàng quang.
- Bước 6: Đậy nắp, vặn chặt và đưa mẫu cho nhân viên y tế theo hướng dẫn.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu mang ý nghĩa gì?
Trong khoảng 1-2 tiếng hoặc sau 1-2 ngày – tùy theo mức độ phức tạp, số lượng mức đo khi phân tích – sau khi chuyển mẫu, người bệnh có thể nhận được kết quả xét nghiệm nước tiểu.
Một chỉ số quan trọng chính là lượng protein có trong nước tiểu. Đôi khi mức protein có thể tăng đột biến do bạn bị sốt, căng thẳng quá mức hay vận động quá sức,… Tuy nhiên lượng protein cao trong nước tiểu bất thường còn là dấu hiệu tiềm ẩn có thể gây ra bệnh thận như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, thiếu máu hồng cầu hình liềm hay viêm khớp dạng thấp,…
Nếu xét nghiệm nước tiểu bằng kính hiển vi như kiểm tra tế bào hồng cầu hoặc vi khuẩn; kết quả có thể đề cập tới phân loại số lượng của chất theo Ít – Trung bình – Nhiều.
Mặc dù chưa thể chắc chắn liệu người bệnh có vấn đề sức khỏe nào hay không nhưng kết quả xét nghiệm sẽ cho biết dấu hiệu cảnh báo. Trong hầu hết trường hợp, nếu có kết quả bất thường thì người bệnh thêm một số kiểm tra khác như chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm máu,… để cung cấp thông tin chẩn đoán rõ ràng hơn.
Giá xét nghiệm nước tiểu hiện tại bao nhiêu?
Chi phí xét nghiệm nước tiểu ở mỗi cơ sở y tế, phòng khám không giống nhau bởi còn phụ thuộc vào những yếu tố như:
– 1. Địa chỉ thực hiện xét nghiệm: Nếu thực hiện ở những phòng khám công lập thì chi phí ít hơn, trong khi đó, nếu lựa chọn các phòng khám tư nhân, chi phí sẽ cao hơn nhưng chất lượng dịch vụ tốt hơn.
– 2. Phương pháp thực hiện: Nếu theo phương pháp truyền thống thì chi phí sẽ rẻ, còn sử dụng phương pháp hiện đại thì chi phí sẽ cao nhưng kết quả chuẩn xác, nhanh chóng hơn rất nhiều.
– 3. Dịch vụ: Nếu người bệnh thực hiện xét nghiệm vào giờ hành chính thì chi phí thường thấp hơn, những phải đợi khá lâu. Còn thực hiện ngoài giờ hành chính sẽ cao hơn nhưng thường nhanh có kết quả.
Ưu đãi các gói khám nam khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Ưu đãi các gói khám phụ khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Ưu đãi các gói khám bệnh xã hội tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Nên làm xét nghiệm nước tiểu ở đâu chính xác, nhanh chóng, chi phí hợp lý tại Hà Nội?
Trên thực tế, xét nghiệm nước tiểu thực chất là một xét nghiệm sàng lọc ở bước thăm khám cận lâm sàng. Rất nhiều bệnh viện, phòng khám công lập và tư nhân trên địa bàn thủ đô đều có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, độ chính xác của các chỉ số đánh giá chất lượng nước tiểu, cũng như khả năng biện giải, đánh giá, phân tích kết quả xét nghiệm của bác sĩ chuyên khoa đến đâu thì không phải nơi nào cũng đáng tin cậy.
Nếu bạn đang ở Hà Nội hoặc các tỉnh thành lân cận, bạn có thể tìm đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để tiến hành xét nghiệm nước tiểu.
– Tại đây thường cho ra kết quả chẩn đoán chính xác, nhanh chóng thông qua đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm trong phát hiện – chẩn đoán – điều trị nhiều diện bệnh lý phức tạp liên quan đến hệ tiết niệu, tiểu đường, thận, tụy, mật,…
- Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ – Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục Bệnh viện Việt Đức:
- Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II – Ngoại chung, Hội viên hội phẫu thuật ngoại khoa Việt Nam – Bác sĩ Nguyễn Bá Dương:
- Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường:
- Bác sĩ chuyên khoa cấp I Đào Thanh Hóa:
- Bác sĩ chuyên khoa I Phụ Sản – Nguyễn Thị Minh Cúc:
– Phòng khám chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thiết bị chuyên khoa cao hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển nhất trên thế giới, giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị nhiều diện bệnh khó và tiết kiệm chi phí.
- Máy phục hồi chức năng sinh lý nam
- Máy lấy tinh trùng tự động
- Máy laser bán dẫn
- Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt
- Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại
- Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn
– Người bệnh hoàn toàn chủ động, linh hoạt sắp xếp công việc nhờ hệ thống đặt lịch khám trực tuyến, được lựa chọn bác sĩ, đặc biệt có thể khám chữa ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ.
– Toàn bộ chi phí thăm khám – điều trị được trao đổi cụ thể với người bệnh, phòng khám cam kết không phát sinh chi phí khi chưa được thông báo trước đó. Bảng giá tuân thủ quy định từ Sở Y tế Hà Nội.
– Thông tin cá nhân được bảo mật, phòng khám sẽ không cung cấp thông tin này cho bên thứ 3 nếu chưa có sự đồng ý từ người bệnh.
Với một số thông tin chia sẻ vừa rồi mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm thông tin tham khảo về xét nghiệm nước tiểu. Mọi băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 033 555 1280 – 024.3511.1111 để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời.