Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến mà hầu hết chúng ta đều đã gặp phải. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy ra máu thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Máu có thể phát sinh từ bất cứ nơi nào dọc theo đường tiêu hóa của bạn, từ miệng cho đến hậu môn. Tiêu chảy ra máu thường là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa do chấn thương hoặc bệnh tật. Vậy, hiện tượng tiêu chảy lẫn máu là biểu hiện của những bệnh nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Như nào được gọi là tiêu chảy có máu?
Tiêu chảy được định nghĩa là sự gia tăng của số lần đi đại tiện trong một ngày (trên 3 lần), trọng lượng phân bài tiết trên 200g/ngày.
Cụ thể với người lớn đi đại tiện với lượng phân bài tiết trên 200g/ngày còn với trẻ em là trên 20g/ngày
Khi bị tiêu chảy, phân có đặc điểm là chứa nhiều nước, do sự chuyển hóa quá nhanh qua hệ thống tiêu hóa. Theo quy luật thông thường thì ruột có thể hấp thu một lượng lớn nước cần thiết mỗi ngày nhưng khi khả năng dự trữ bị áp đảo thì hiện tượng tiêu chảy sẽ xảy ra.
- Nếu thời gian bị tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần thì được gọi là tiêu chảy cấp tính
- Nếu thời gian bị tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần thì được xem là tiêu chảy mãn tính
Tiêu chảy có máu là hiện tượng có thể gặp phải ở mọi đối tượng, dù nhỏ tuổi hay người trưởng thành. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể diễn biến trong thời gian ngắn (cấp tính) và biến mất tương đối nhanh chóng, chẳng hạn như khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa; hoặc tồn tại trong suốt một thời gian dài (mãn tính), như ở những người bị viêm ruột.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Nếu tiêu chảy ra phân màu đen như hắc ín thì chứng tỏ tổn thương đến từ đường tiêu hóa trên (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng). Trong khi, tiêu chảy ra máu đỏ tươi thì tổn thương thường bắt nguồn ở đường tiêu hóa dưới (bao gồm đại tràng, trực tràng và hậu môn).
Thông thường, tình trạng tiêu chảy có lẫn máu sẽ luôn đi kèm với một trong những triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi
- Đại tiện không tự chủ, mót đại điện
- Phân có lẫn chất nhầy hoặc mủ
- Chán ăn
- Cơ thể mệt mỏi
- Có thể có sốt trong những trường hợp nghiêm trọng
Những người bị tiêu chảy ra máu kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Theo thời gian, tiêu chảy ra máu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Thiếu máu, mất máu nghiêm trọng
- Mất nước
- Sốc, choáng
- Suy tạng có thể dẫn tới tử vong
Khi một người bị tiêu chảy ra máu kéo dài, cơ thể sẽ mất nhiều nước và muối. Nếu như không được bù đắp lại, sự mất nước nghiêm trọng sẽ dẫn tới tử vong. Điều này xảy ra đặc biệt nhanh ở trẻ nhỏ.
Tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như là: mắt trũng, khóc không có nước mắt, miệng khát khô, da khô, nhăn nheo, mạch đập nhanh và yếu.
Đến giai đoạn nghiêm trọng, chức năng của các nội tạng suy giảm mạnh. Người bệnh sẽ bị sốc và rơi vào trạng thái hôn mê, sau đó tim ngừng đập.
Trường hợp bị tử vong do mất nước thường xảy ra khi cơ thể mất đi 10 – 15% tổng lượng nước.
Tiêu chảy ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Hiện tượng tiêu chảy ra máu do nhiều nguyên nhân gây ra hầu hết liên quan đến những bệnh nguy hiểm ở khu vực hậu môn – trực tràng. Cụ thể:
-
1. Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là dạng bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa dưới, thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây hại chủ yếu là do vi khuẩn salmonella và shigella. Những loại hại khuẩn này xâm nhập vào cơ thể khi người bệnh ăn uống không hợp vệ sinh, không rửa tay sau khi đại tiểu tiện.
Bệnh kiết lỵ gây ra tình trạng tiêu chảy nhiều lần và kéo dài nhiều ngày, đi phân lỏng và có lẫn máu hoặc chất nhầy.
Các triệu chứng thường gặp:
– Đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa và viêm loét đại tràng
– Phân ra sền sệt sau đó chuyển thành lỏng có lẫn nhầy, máu hoặc mủ
– Phân thường sủi bọt và có mùi rất hôi thối
– Đau rát hậu môn
– Số lần đi đại tiện có khi đến 5-10 lần/ngày
– Sốt, mất nước, cơ thể mệt mỏi
Bệnh kiết lỵ thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột…
-
2. Bệnh trĩ và rò hậu môn
Đây là một căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh trĩ là các bệnh của hệ thống mạch máu và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch dưới lớp niêm bị áp lực rặn mạnh khi đi cầu hoặc kèm ứ máu sẽ tạo các búi trĩ. Có 2 loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ đó là: rặn khi đi cầu, ngồi lâu trên bồn cầu, mang thai, béo phì, ăn ít chất xơ, táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính. Các triệu chứng có thể gặp phải là: chảy máu khi đi tiểu, tiêu chảy ra máu, đau hoặc khó chịu tại hậu môn, sưng hậu môn,… Khi bị trĩ phần da xung quanh hậu môn dễ bị viêm nhiễm, gây ra những vết rách khiến người bệnh đau rát và ngứa ngáy. Vết rách này cũng là tác nhân gây phân dính máu.
Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, tắc mạch, viêm da quanh hậu môn. Để phòng ngừa bệnh trĩ bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, không rặn mạnh khi đi cầu,…
-
3. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là các tổn thương xuất hiện dưới dạng viêm hoặc loét trên niêm mạc dạ dày. Bệnh xảy ra là do sự mất cân bằng giữa những yếu tố bảo vệ và yếu tố gây hại trong niêm mạc dạ dày. Có khoảng 80% các trường hợp bị viêm loét dạ dày là bởi sự tấn công của vi khuẩn HP.
Các triệu chứng của bệnh lý này nói chung khá đa dạng, tiêu chảy có lẫn máu là một trong số đó.
Các triệu chứng thường gặp:
– Đau vùng thượng vị
– Hay bị ợ hơi, ợ chua, chướng bụng
– Buồn nôn
– Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón
– Phân thải ra lẫn máu
Viêm loét dạ dày kéo dài, chuyển sang mãn tính sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, gầy yếu, suy nhược cơ thể. Nếu ổ loét ăn sâu trong niêm mạc dạ dày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như là: xuất huyết ống tiêu hóa, hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
-
4. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt hay viêm đại tràng mãn tính. Khi khám bệnh thường không thấy tổn thương trong lòng đại tràng, nhưng lại có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tiêu chảy ra máu nhiều lần là một trong những biểu hiện của căn bệnh này.
Các triệu chứng thường gặp:
– Tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhiều lần trong ngày
– Sình hơi, đầy bụng
– Phân đôi khi có lẫn máu
– Thỉnh thoảng thấy đau thắt ruột
– Sờ nắn bụng có thể cảm nhận được những cục cứng gồ lên
– Buồn nôn
– Ăn vào khó tiêu hóa
Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 20 % dân số mắc phải hội chứng ruột kích thích. Ở nước ta, có đến 30 – 40% bệnh nhân bị mắc hội chứng này, trong đó tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam giới và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên.
Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường khó điều trị dứt điểm, vì vậy các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
-
5. Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả với nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù bệnh được phát hiện chủ yếu là ở người cao tuổi, nhưng hiện nay viêm loét đại tràng có xu hướng ngày càng trẻ hóa với những người dưới 35 tuổi.
Các triệu chứng thường gặp:
– Đau bụng dọc theo khung đại tràng, khi thì đau ở hố chậu trái, hố chậu phải, lúc đau dưới rốn hoặc hạ sườn trái, hạ sườn phải.
– Cơn đau lúc âm ỉ lúc đau kéo dài thành từng cơn, người bệnh bị đau nhiều sau khi ăn xong hoặc uống bia, rượu.
– Cơn đau giảm bớt phần nào sau khi người bệnh đi đại tiện – trung tiện.
– Hay mót rặn, đại tiện nhiều lần trong ngày có thể từ 2 – 6 lần.
– Chướng bụng, đầy hơi, trung tiện nhiều.
– Đại tiện ra phân lỏng hoặc nát, trong giai đoạn cấp tính người bệnh có thể đại tiện kèm theo máu trong phân.
– Viêm loét đại tràng kéo dài có thể khiến người bệnh bị mệt mỏi, lên cơn sốt, cơ thể mất nước, chán ăn, sút cân.
Viêm loét đại tràng là bệnh hay tái phát, vì thế rất khó chữa dứt điểm. Bệnh kéo dài dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm là xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc thậm chí là ung thư, nguy hiểm đến tính mạng.
-
6. Bệnh phình đại – trực tràng bẩm sinh (Hirschsprung)
Bệnh phình đại – trực tràng bẩm sinh đa phần xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân là bởi sự thiếu hụt các tế bào thần kinh trên một đoạn ruột già nào đó (tình trạng này còn gọi là vô hạch) khiến cho đoạn ruột ấy không thể co giãn hay nhu động như bình thường, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Các triệu chứng thường gặp:
– Táo bón xen kẽ tiêu chảy kéo dài nhiều năm
– Phân có lẫn máu
– Buồn nôn hoặc nôn, chất nôn có màu xanh lá hoặc nâu
– Chướng bụng, sình hơi
– Chán ăn, bú kém (ở trẻ) khiến cơ thể gầy yếu, tăng cân chậm
– Trường hợp không tự đại tiện được phải dùng đến thụt tháo thường xuyên
-
7. Polyp đại – trực tràng
Polyp đại – trực tràng là những tổ chức tăng sản quá mức trên niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Bề ngoài chúng giống như những khối u trồi ra khỏi lòng ruột.
Đặc điểm của polyp:
– Hình dạng: Có các loại như dạng cuống, không cuống
– Số lượng: Có thể một hoặc nhiều polyp đại tràng
– Kích thước: Các polyp có đường kính từ vài mm cho đến vài cm
Hầu hết các polyp này là loại lành tính, hiếm khi chuyển biến thành ung thư. Tuy nhiên, khối polyp có kích thước lớn thì nguy cơ ung thư sẽ cao hơn.
Các triệu chứng thường gặp:
– Chảy máu từ hậu môn: Hậu môn là mở cửa vào cuối của đường tiêu hóa nơi phân rời khỏi cơ thể. Bạn có thể nhận thấy máu trên đồ lót của bạn hoặc trên giấy vệ sinh sau khi bạn đã có một phong trào ruột.
– Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
– Trong phân có máu, máu có thể làm phân đen, hoặc nó có thể hiển thị như là vệt màu đỏ trong phân.
-
8. Tăng bạch cầu ái toan
Tăng bạch cầu ái toan là hiện tượng số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi tăng lên bất thường. Chỉ số lượng bạch cầu ái toan bình thường ở mức 0.6 × 10⁹/L (600/microlit), thấp hơn (khoảng 0.4 × 10⁹/L [400/microlit]) trừ trường hợp người bị dị ứng nhẹ.
Khi loại bạch cầu này tăng lên thường liên quan đến đáp ứng điều hòa miễn dịch, xảy ra ở nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm bệnh dị ứng, nhiễm trùng, suy thượng thận, rối loạn tâm sản, viêm thực quản…
Các triệu chứng thường gặp:
– Phát ban, ngứa
– Tiêu chảy (có thể lẫn máu), chủ yếu xuất hiện trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng
– Chảy nước mũi, thường phát sinh nếu nguyên nhân gây ra liên quan đến dị ứng
– Ho sốt, khó thở (chủ yếu gặp trong bệnh viêm phổi do tăng bạch cầu ái toan)
-
9. Nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) là một phản ứng miễn dịch lớn nhất của cả cơ thể khi có sự xâm nhập của vi khuẩn vào dòng máu. Đây là một bệnh rất nghiêm trọng có thể gây tử vong nhanh chóng nếu như không được cứu chữa kịp thời.
Tình trạng đi ngoài kèm theo máu, số lần đại tiện >5 lần/ ngày là một trong những triệu chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh, chứng tỏ bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. Tình trạng tiêu chảy kéo dài dẫn đến đau rát và chảy máu hậu môn.
Các triệu chứng thường gặp:
– Cơ thể mất nước nghiêm trọng. Buồn nôn hoặc nôn
– Đau bụng nhiều, quặn ruột theo từng cơn từ 3-4 phút hoặc dài hơn
– Sốt cao đôi khi thân nhiệt bị hạ thấp
– Da lạnh toát, vã mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh
– Nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh
– Tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn máu
-
10. Bệnh tiểu đường
Bị tiểu đường (đái tháo đường) lâu ngày sẽ làm tổn thương hệ thần kinh và dẫn tới một bệnh lý được gọi là bệnh thần kinh tự trị.
Bệnh thần kinh tự trị sẽ làm rối loạn chức năng hoạt động của nhiều phần khác nhau trong cơ thể từ huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt đến hệ tiêu hóa.
Riêng đối với hệ tiêu hóa, khi lượng đường trong máu lên cao sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu trong đường ruột, người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, thậm chí tiêu chảy tới chục lần trong ngày. Bệnh nhân thường bị tiêu chảy thường xuyên hơn vào ban đêm.
Những đợt tiêu chảy có thể dừng lại xen kẽ với những lần đại tiện bình thường hoặc táo bón. Tiêu chảy có thể xuất hiện máu trong phân.
-
11. Viêm túi thừa
Túi thừa là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng, khi những túi này bị vi khuẩn xâm nhiễm thì được gọi là viêm túi thừa. Theo thống kê, có khoảng 10 -25% những người trên 60 tuổi bị bệnh viêm túi thừa.
Các triệu chứng thường gặp:
– Đau bụng nhiều kèm sốt (khi túi thừa bị thủng)
– Chướng bụng, đầy hơi.
– Buồn nôn và ói mửa.
– Táo bón hoặc tiêu chảy.
– Đi cầu máu (khi túi thừa bị xuất huyết)
– Tiểu ra phân, khí (khi túi thừa bị viêm lâu ngày gây rò bàng quang – đại tràng)
Bị tiêu chảy ra máu, cần đi khám khi nào?
Trong một số trường hợp, tiêu chảy ra máu chuyển biến xấu hay kèm theo các triệu chứng khác có thể đe dọa đến tính mạng, thì cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có cách điều trị hợp lý:
- Ỉa chảy trên 3 ngày
- Đau bụng hoặc đau ruột dữ dội
- Nôn ra máu hoặc vật chất đen (giống như bã cà phê)
- Phân có máu hoặc có màu hắc ín khi đi tiêu
- Nước tiểu có màu sẫm
- Bụng căng cứng
- Số cao trên 38 độ C
- Mạch đập nhanh
- Dấu hiệu mất nước, miệng khô, hốc mắt trũng
- Rối loạn nhận thức
- Nhầm lẫn và mất phương hướng
- Khó thở
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Mạch nhanh
- Mất sức
Ngoài ra, các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai cũng cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.
Tiêu chảy ra máu có thể là một hiện tượng không đáng lo ngại, hoặc đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng tiêu chảy ra máu hoặc khi cảm thấy có bất kỳ lo lắng nào về tình hình sức khỏe của bản thân.
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – địa chỉ khám và điều trị tiêu chảy ra máu hàng đầu tại Hà Nội
1. Trực tiếp thăm khám, điều trị nấm hậu môn với các bác sĩ giàu kinh nghiệm
Bác sĩ Lê Văn Minh: Bác sĩ chuyên khoa I ngoại khoa:
- Các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ
- Các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của đàn ông (viêm bao quy đầu-quy đầu, viêm mào tinh, ống dẫn tinh, tinh hoàn,…)
- Các bệnh rối loạn chức năng tình dục ở đàn ông (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh,…)
- Các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật,…)
- Các bệnh lão hóa ở đàn ông (mãn dục, phì đại tuyến tiền liệt,…)
- Hiếm muộn/vô sinh (suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng)
- Các bệnh đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu,…)
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ – Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục Bệnh viện Việt Đức:
Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II – Ngoại chung, Hội viên hội phẫu thuật ngoại khoa Việt Nam – Bác sĩ Nguyễn Bá Dương:
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường:
Bác sĩ chuyên khoa cấp I Đào Thanh Hóa:
Bác sĩ chuyên khoa I Phụ Sản – Nguyễn Thị Minh Cúc:
2. Phòng khám được xây dựng với quy mô lớn, hệ thống trang thiết bị tối tân, hiện đại
Máy phục hồi chức năng sinh lý nam
Máy lấy tinh trùng tự động
Máy laser bán dẫn
Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt
Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại
Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn
3. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu
- Phòng khám đảm bảo tính pháp lý, đã được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế.
- Cơ sở hạ tầng khang trang, đảm bảo vô trùng, mang tới sự thoải mái nhất và an tâm cho người bệnh.
- Đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn, thân thiện, chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc mà bệnh nhân đang gặp phải.
- Mọi thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh án của người bệnh được bảo mật tối đa.
- Thời gian làm việc linh động, từ 8 – 20h, tất cả các ngày trong tuần, cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, Tết (Buổi trưa không nghỉ).
- Hệ thống tư vấn, đặt hẹn luôn hoạt động 24/24, hỗ trợ người bệnh trước và sau khi thăm khám.
- Chi phí khám chữa bệnh niêm yết theo đúng quy định của Sở Y tế, công khai minh bạch với người bệnh trước khi điều trị.
Ưu đãi các gói khám nam khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Ưu đãi các gói khám phụ khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Ưu đãi các gói khám bệnh xã hội tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Nếu bạn còn thắc mắc gì về hiện tượng tiêu chảy ra máu. Bạn hãy liên hệ qua HOTLINE 024.3511.1111 – 033 555 1280 vào bất cứ thời gian nào trong ngày để được các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám giải đáp nhanh chóng nhất.