Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Thời gian

8:00 - 20:00

Hotline

033.555.1280

banner banner

Xét nghiệm giang mai bằng cách nào?

Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang

Đánh giá:

post

Chia sẻ:

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).  Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Để chẩn đoán và điều trị giang mai hiệu quả, việc tiến hành các xét nghiệm giang mai là cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xét nghiệm giang mai bằng cách nào? Hết bao nhiêu tiền, quy trình thực hiện và ý nghĩa của chúng trong việc phát hiện và theo dõi căn bệnh này nhé!

Xét nghiệm giang mai bằng cách nào?

I. Thông tin tổng quan về giang mai

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm giang mai bằng cách nào? thì bạn cần có cái nhìn tổng quan về bệnh lý này và cách thức lây nhiễm. Bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra với nhiều giai đoạn phát triển như:

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

– Giang mai nguyên phát: Thường xuất hiện từ 3 đến 90 ngày sau khi nhiễm trùng, với các tổn thương nhỏ (hay còn gọi là săng giang mai) tại vị trí nhiễm bệnh.

– Giang mai thứ phát: Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn này, biểu hiện qua các nốt phát ban trên da, thường không đau và có thể tự biến mất.

– Giang mai tiềm ẩn: Sau khi các triệu chứng giai đoạn thứ phát biến mất, vi khuẩn có thể tồn tại âm thầm trong cơ thể.

– Giang mai muộn (giai đoạn cuối): Ở giai đoạn này, bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não, tim, và các cơ quan khác.

Giang mai thường lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vết loét hoặc dịch tiết từ người nhiễm. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở.

II. Xét nghiệm giang mai bằng cách nào? 3 Loại xét nghiệm phổ biển hiện nay

Để chẩn đoán chính xác bệnh giang mai, thì các xét nghiệm chẩn đoán là điều tối quan trọng, chúng có thể được chia thành 3 nhóm chính: xét nghiệm sàng lọc không đặc hiệu (non-treponemal tests)xét nghiệm đặc hiệu (treponemal tests).

1. Xét nghiệm nhanh giang mai bằng que thử

Đây là phương pháp sử dụng que thử TP Syphilis để xét nghiệm nhanh kháng thể giang mai. Với ưu điểm là chi phí thấp, dễ thực hiện, và cho ra kết quả nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể cho “kết quả giả” ra do có độ nhạy cao. Vậy nên, sau khi test nhanh ra dương tính thì cần phải làm thêm những xét nghiệm chuyên sâu để khẳng định.

Xét nghiệm nhanh giang mai bằng que thử

Xét nghiệm nhanh giang mai là xét nghiệm thường được áp dụng trong trường hợp người bênh nghi ngờ bị nhiễm giang mai

2. Xét nghiệm không đặc hiệu

Xét nghiệm không đặc hiệu không xác định trực tiếp sự hiện diện của vi khuẩn Treponema pallidum, mà thay vào đó đo lượng kháng thể do cơ thể sản xuất để phản ứng với vi khuẩn. Các xét nghiệm sàng lọc không đặc hiệu bao gồm:

– Xét nghiệm VDRL: Xét nghiệm này đo lường kháng thể kháng lipid mà cơ thể sản xuất khi bị nhiễm giang mai. Đây là xét nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất để chẩn đoán giang mai. VDRL thường được thực hiện trên mẫu máu, nhưng cũng có thể sử dụng dịch não tủy trong một số trường hợp khi cần xác định giang mai thần kinh.

– Xét nghiệm RPR: Giống như VDRL, RPR cũng đo kháng thể kháng lipid. Sự khác biệt chính giữa hai xét nghiệm này là RPR sử dụng phản ứng hóa học nhanh hơn, cho kết quả nhanh chóng. Đây cũng là xét nghiệm phổ biến và được sử dụng trong các chương trình sàng lọc diện rộng.

– Xét nghiệm TRUST: Đây là xét nghiệm tương tự như RPR, nhưng sử dụng một loại thuốc nhuộm khác trong quy trình phân tích.

Xét nghiệm không đặc hiệu giang mai như VDRL và RPR giúp phát hiện kháng thể chống lipid, nhưng vẫn cần xác nhận bằng xét nghiệm đặc hiệu.

3.  Xét nghiệm đặc hiệu

Các xét nghiệm đặc hiệu được thực hiện với mục đích là phát hiện kháng thể do cơ thể sản xuất trực tiếp chống lại vi khuẩn Treponema pallidum. Các xét nghiệm này thường được sử dụng để xác nhận kết quả dương tính của các xét nghiệm không đặc hiệu.

– Xét nghiệm TPHA: Đây là xét nghiệm xác định sự hiện diện của kháng thể chống Treponema pallidum thông qua quá trình ngưng kết hồng cầu. TPHA thường được sử dụng để xác nhận giang mai sau khi xét nghiệm VDRL hoặc RPR dương tính.

– Xét nghiệm FTA-ABS: Xét nghiệm này phát hiện kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn giang mai thông qua kỹ thuật huỳnh quang. Đây là một xét nghiệm có độ nhạy cao, được sử dụng để xác nhận bệnh trong các trường hợp phức tạp hoặc khi kết quả các xét nghiệm khác không rõ ràng.

– Xét nghiệm TPPA: Tương tự TPHA, TPPA cũng phát hiện kháng thể chống lại vi khuẩn Treponema pallidum, nhưng sử dụng các hạt phân tử trong quy trình phân tích. Đây cũng là xét nghiệm dùng để xác nhận bệnh sau các xét nghiệm sàng lọc.

Xét nghiệm đặc hiệu giang mai như TPHA, FTA-ABS phát hiện kháng thể chống vi khuẩn Treponema

Xét nghiệm đặc hiệu giang mai như TPHA, FTA-ABS phát hiện kháng thể chống vi khuẩn Treponema

III. Xét nghiệm giang mai hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, chi phí xét nghiệm giang mai có thể dao động từ 100.000 đến 1.000.000 đồng, tùy thuộc vào loại xét nghiệm và cơ sở y tế. Xét nghiệm sàng lọc không đặc hiệu như VDRL và RPR thường có giá thấp hơn, từ 100.000 đến 300.000 đồng. Các xét nghiệm đặc hiệu như TPHA hoặc FTA-ABS thường đắt hơn, có thể từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Một số cơ sở y tế có thể cung cấp các gói xét nghiệm kết hợp để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nên tham khảo giá cụ thể tại từng cơ sở trước khi thực hiện.

Nếu bạn đang nghi có dấu hiệu bệnh giang mai thì hiện tại, Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đang triển khai dịch vụ tư vấn online miễn phí 24/7 và đặt lịch khám trước để nhận các gói khám & xét nghiệm bệnh xã hội ưu đãi chỉ 468k và giảm 50% chi phí thủ thuật + 30% chi phí điều trị cho 10 bệnh nhân đặt hẹn bác sĩ sớm trong hôm nay.

Gói khám bệnh xã hội nam và nữ mới

III. Quy trình chuẩn 3 bước của xét nghiệm giang mai

Việc thực hiện các xét nghiệm giang mai như thế nào còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng bệnh lý. Quy trình cơ bản gồm 3 bước sau:

– 1. Lấy mẫu: Tùy thuộc vào xét nghiệm, mẫu máu hoặc dịch não tủy sẽ được lấy từ bệnh nhân. Đối với các xét nghiệm không đặc hiệu như VDRL và RPR, mẫu máu thường được lấy từ tĩnh mạch.

– 2. Xử lý mẫu: Thông thường thì mẫu sẽ được xử lý tại phòng thí nghiệm để tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, đối với các xét nghiệm đặc hiệu như TPHA hoặc FTA-ABS, quá trình xử lý phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao.

– 3. Đọc kết quả: Kết quả xét nghiệm sẽ được trả về sau khi mẫu đã được phân tích. Kết quả có thể là dương tính, âm tính hoặc không xác định. Trong một số trường hợp, nếu kết quả xét nghiệm không rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung.

4 Lưu ý quan trọng cần biết trước khi xét nghiệm giang mai

IV. Các lưu ý cần biết trước khi làm xét nghiệm giang mai

Để đảm bảo quá trình xét nghiệm diễn ra thuận lợi, cho kết quả chính xác, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • 1. Thời điểm xét nghiệm giang mai tốt nhất là sau 4 – 6 tuần phơi nhiễm, tức giai đoạn sơ cấp, khi bạn vừa xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.
  • 2. Trước khi xét nghiệm người bệnh cần báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang sử dụng, bao gồm cả thực phẩm chức năng, nếu có.
  • 3. Trước khi có kết quả xét nghiệm, nếu nghi mắc giang mai, người bệnh tốt nhất không nên quan hệ.
  • 4. Kết quả xét nghiệm giang mai là thông tin cá nhân và được bảo mật. Người bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ hoặc nhân viên y tế không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai khác.

V. Ý nghĩa của các kết quả xét nghiệm giang mai

1. Kết quả dương tính

Khi một xét nghiệm không đặc hiệu như VDRL hoặc RPR cho kết quả dương tính, điều này cho thấy cơ thể đã sản xuất kháng thể chống lại các lipid liên quan đến nhiễm trùng giang mai. Tuy nhiên, xét nghiệm này không đặc hiệu cho giang mai, vì vậy cần thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu như TPHA hoặc FTA-ABS để xác nhận. Nếu các xét nghiệm đặc hiệu cũng cho kết quả dương tính, điều này chứng thực là người bệnh đã nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum.

2. Kết quả âm tính

Kết quả xét nghiệm âm tính có thể cho thấy bệnh nhân không bị nhiễm giang mai. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và loại xét nghiệm được thực hiện. Trong giai đoạn đầu của bệnh (giai đoạn nguyên phát), kháng thể có thể chưa được sản xuất đủ để phát hiện, dẫn đến kết quả âm tính giả. Vì vậy, nếu nghi ngờ bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lại sau một khoảng thời gian.

Kết quả âm tính giả cũng có thể xuất hiện phụ thuộc giai đoạn bệnh và loại xét nghiệm thực hiện

3. Kết quả không xác định hoặc dương tính giả

Trong một số trường hợp, các xét nghiệm không đặc hiệu có thể cho kết quả dương tính giả, nghĩa là bệnh nhân không bị nhiễm giang mai nhưng xét nghiệm lại cho kết quả dương tính. Điều này có thể xảy ra do một số điều kiện sức khỏe khác như bệnh lupus ban đỏ, HIV, hoặc đang thai kỳ ở nữ giới. Trong những trường hợp này, các xét nghiệm đặc hiệu sẽ được thực hiện để xác nhận lại tính chính xác của kết quả.

VI. Theo dõi và đánh giá sau điều trị

Sau khi bệnh giang mai được chẩn đoán và điều trị, việc theo dõi kết quả xét nghiệm vẫn rất quan trọng để đảm bảo bệnh đã được kiểm soát và ngăn ngừa tái phát. Các xét nghiệm như VDRL hoặc RPR có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Nếu kháng thể giảm dần theo thời gian, điều này cho thấy quá trình điều trị đang có hiệu quả.

Ngược lại, nếu kháng thể vẫn duy trì ở mức cao hoặc tăng lên, có thể có nguy cơ tái phát hoặc bệnh không được điều trị hoàn toàn. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ xem xét lại phương pháp điều trị và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.

VII. Tại sao bạn nên chọn Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để xét nghiệm giang mai

Đến với Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, bạn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ y tế. Phòng khám là nơi hội tụ đầy đủ và cùng lúc các yếu tố về con người – công nghệ – dịch vụ và trở thành đi một trong những điểm đến tin cậy không thể bỏ qua của mọi người trên địa bàn thủ dô và các tỉnh thành lân cận.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Vậy những điều gì đã làm nên thương hiệu của Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Thông tin dưới đây sẽ có review cụ thể để bạn có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ y tế tại đây:

– Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đã được cấp phép và đi vào hoạt động hơn 10 năm dưới sự giám sát chặt chẽ của Sở Y tế Hà Nội. Phòng khám được thiết kế tổng thể trên nền diện tích hơn 2000m² với nhiều chuyên khoa mũi nhọn như khoa nam học, sản phụ khoa, bệnh xã hội…

– Đội ngũ nhân viên tâm huyết với nghề, làm việc chuẩn mực hơn 30 năm kinh nghiệm, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng, tham gia nghiên cứu và làm việc tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước. Nhân viên và các bác sĩ luôn thái độ quan tâm, niềm nở, hỏi han bệnh nhân tận tình để bệnh nhân yên tâm điều trị.

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ – Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục Bệnh viện Việt Đức

Bác sĩ nam khoa Nguyễn Quang Cừ

Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Dương – Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà

Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Dương

Bác sĩ chuyên khoa Cấp I Đào Thanh Hoá – Trưởng khoa ngoại Bệnh viện giao thông vận tải TW

Bác sĩ nam khoa Đào Thanh Hóa

Ths.Bs – Hoàng Đình Nội – Kinh nghiệm hơn 10 năm công tác tại Bệnh viện E

Bác sĩ nam khoa Hoàng Đình Nội

Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường – Công tác tại Khoa khám bệnh Tổng hợp – Bệnh viện Hòe Nhai

Bác sĩ nam khoa Lê Mạnh Cường

Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa Đỗ Thị Liên – Công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bác sĩ phụ khoa Đỗ Thị Liên

Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa – Nguyễn Thị Lan Hương

Bác sĩ phụ khoa Nguyễn Thị Lan Hương

Bác sĩ chuyên khoa I Phụ Sản – Nguyễn Thị Minh Cúc

Bác sĩ phụ khoa Nguyễn Thị Minh Cúc

Bác sĩ chuyên sản phụ khoa – Lã Vĩnh Khuyên

Bác sĩ phụ khoa Lã Vĩnh Khuyên

– Trang thiết bị y tế tiên tiến: Phòng khám đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như: máy phân tích tinh trùng tự động, máy hỗ trợ lấy tinh trùng, máy laser bán dẫn, và máy hồng ngoại sóng ngắn, đảm bảo hỗ trợ tối đa cho việc chẩn đoán và điều trị.

Máy siêu âm 4d

May x-quang cao tần

Máy phục hồi chức năng sinh lý nam

Máy lấy tinh trùng tự động

Máy Lazer bán dẫn

Máy vật lý trị liệu bằng hồng ngoại

Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn

– Chi phí hợp lý và minh bạch: Chi phí khám bệnh được công khai rõ ràng và hợp lý, cùng với các chương trình ưu đãi và hỗ trợ tài chính giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí điều trị.

Gói khám phụ khoa

Gói khám nam khoa

Gói khám sức khỏe sinh sản ở nam

– Thủ tục thăm khám nhanh chóng: Quy trình thăm khám tại đây được thực hiện chuyên nghiệp và nhanh gọn, với thời gian làm việc từ 7h30 sáng đến 20h tối hàng ngày, kể cả cuối tuần và ngày lễ nhưng phí không đổi, giúp người bệnh dễ dàng sắp xếp thời gian.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về xét nghiệm giang mai bằng cách nào? Nếu bạn muốn biết thêm thông tin nào thì bạn có thể gọi ngay đến Hotline: 033.555.1280 – 024.3511.1111 để được tư vấn nhanh chóng.

post

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Săng giang mai là gì và Các thông tin chuyên sâu cần biết

Săng giang mai là gì và Các thông tin chuyên sâu cần biết

Săng giang mai là gì? là một trong những câu hỏi đang là từ khóa đang được tìm kiếm rất nhiều trên khắp các...

Săng giang mai có gây ngứa và đau không?

Săng giang mai có gây ngứa và đau không?

Săng giang mai là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai, một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Săng giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Săng giang mai có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Giang mai là một căn bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vì...

Săng giang mai là gì? Nhận biết nhanh qua 20+ Hình ảnh thực tế từng vị trí

Săng giang mai là gì? Nhận biết nhanh qua 20+ Hình ảnh thực tế từng vị trí

Săng giang mai là gì? Cách nhận biết vết săng giang mai như nào? là câu hỏi đang được đặt ra trên rất nhiều...

Chi phí điều trị giang mai: 7 Yếu tố ảnh hưởng & Cách giảm thiểu tối đa phí

Chi phí điều trị giang mai: 7 Yếu tố ảnh hưởng & Cách giảm thiểu tối đa phí

Giang mai là căn bệnh xã hội đặc biệt nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh mà còn có...

Điều trị giang mai hết bao nhiêu tiền

Điều trị giang mai hết bao nhiêu tiền

Thưa bác sỹ, mấy ngày vừa rồi tôi thấy quy đầu dương vật của mình xuất hiện một vết trợt mà tôi tìm hiểu...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
033.555.1280 TƯ VẤN ONLINE CHAT ZALO FACEBOOK