Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được sử dụng để phát hiện một loạt các rối loạn chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận và đái tháo đường. Xét nghiệm nước tiểu bao gồm kiểm tra sự hiện diện, nồng độ các chất trong nước tiểu. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu không bình thường có thể có thể là dấu hiệu bạn đang có bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng không thể thiếu khi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Thông qua những chỉ số xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe, tình trạng bệnh lý, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả cao.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Xét nghiệm nước tiểu là gì & các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu
-
1. SG (Specific Gravity – Trọng lượng riêng)
– Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước);
– Chỉ số bình thường: 1.015 – 1.025;
– Tỷ trọng tăng trong bệnh đái tháo đường, giảm trong bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp kéo dài cũng thường gặp trong suy thận.
-
2. LEU hay BLO (Leukocytes – Tế bào bạch cầu)
– Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước;
– Bình thường: Âm tính;
– Khi xét nghiệm nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
-
3. NIT (Nitrit – Hợp chất do vi khuẩn sinh ra)
– Ý nghĩa: Là dấu hiệu phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu;
– Bình thường: Âm tính;
– Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu tạo ra 1 loại enzyme có khả năng chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm thấy nitrite có nghĩa là có nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.
-
4. Độ pH (Độ acid)
– Ý nghĩa: Đánh giá độ acid của nước tiểu;
– Bình thường: 4,6 – 8;
– Dùng để đánh giá nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. Khi pH=4 có nghĩa là trong nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh;
– Khi xét nghiệm nước tiểu pH tăng nghĩa là có nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa; giảm khi nhiễm ceton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước.
-
5. Blood (BLD)
– Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận;
– Bình thường không có;
– Viêm, bệnh, hoặc những tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm xuất hiện máu trong nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu phát hiện bệnh gì?
-
1. Nhiễm trùng đường tiểu
Được phát hiện thông qua kiểm tra xét nghiệm tế bào bạch cầu cùng hợp chất do vi khuẩn sinh ra. Nếu như trong nước tiểu chứa những hợp chất này, chứng tỏ bạn đang mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
-
2. Các bệnh lý ở bàng quang
Xét nghiệm nước tiểu phát hiện bệnh gì thì phương pháp xét nghiệm này giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở bàng quang. Bàng quang là cơ quan chứa đựng nước tiểu và kết hợp cùng với các cơ quan khác để đào thải nước tiểu ra bên ngoài khi bàng quang đầy.
Vì thế, khi xét nghiệm nước tiểu nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn hay máu thì rất có thể, bạn đang mắc các bệnh lý ở bàng quang như: ung thư bàng quang, viêm bàng quang,…
-
3. Các bệnh về thận
Xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết người bệnh có bị suy thận hay mắc bệnh viêm bể thận, sỏi thận,…hay không. Thận đóng vai trò rất quan trọng, có chức năng lọc máu trong cơ thể. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
-
4. Bệnh tiểu đường
Thông qua các chỉ số xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường một cách chính xác.
-
5. Các bệnh lý ở gan
Xét nghiệm nước tiểu phát hiện bệnh gì thì nó phát hiện sớm các bệnh lý thường gặp ở gan như: viêm gan, xơ gan, viêm túi mật,…
-
6. Bệnh xã hội
Thông qua xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ cũng có thể phát hiện sớm một số bệnh xã hội phổ biến như: bệnh lậu, giang mai,…
Khi nào nên xét nghiệm nước tiểu?
- 1. Nước tiểu có màu lạ, mùi hôi khó chịu
- 2. Đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu đau rát, tiểu có máu, mủ
- 3. Đau sườn, cơ thể mệt mỏi, sốt
- 4. Cao huyết áp.
- 5. Mắc các bệnh lý về thận, gan, tiểu đường,…
- 6. Tiểu đau, tiểu nóng rát, dòng nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng
- 7. Nữ giới thử thai, khám thai
Vì sao nên xét nghiệm nước tiểu?
-
1. Kiểm tra sức khỏe tổng thể
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nước tiểu như một phần của việc kiểm tra sức khỏe thông thường, trong thai kỳ, trước phẫu thuật, giúp sàng lọc một số rối loạn, các bệnh lý như: bệnh đái tháo đường, bệnh thận và bệnh gan.
-
2. Chẩn đoán tình trạng bệnh lý
Bác sĩ cũng đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi có các biểu hiện như: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện thường xuyên hay đau đớn khi tiểu, tiểu ra máu cùng các vấn đề tiết niệu khác. Khi xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng này.
-
3. Theo dõi tình trạng bệnh lý
Nếu trước đó bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh như: bệnh thận, bệnh đường tiết niệu,…Bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiến hành xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để có thể theo dõi tình trạng cũng như hiệu quả điều trị.
Cần chuẩn bị những gì trước buổi xét nghiệm nước tiểu?
Tùy vào mục đích kiểm tra sức khỏe mà người bệnh sẽ cần một số chuẩn bị trước buổi xét nghiệm nước tiểu. Trong một số trường hợp bạn sẽ cần lấy mẫu nước tiểu vào buổi sáng trong lần đi vệ sinh đầu tiên sau khi ngủ dậy.
Ngoài ra trước khi lấy mẫu, bạn có thể cần tạm ngưng một số loại thuốc đang dùng hoặc không ăn các thực phẩm như củ cải đường/ thực phẩm nhiều phẩm màu để tránh làm thay đổi màu sắc nước tiểu.
Nếu đang trong kỳ kinh nguyệt bạn cũng nên cho bác sĩ biết bởi dịch tiết âm đạo cũng có thể làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích nước tiểu. Việc uống nước cũng là điều cần thiết; tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều nước để tránh làm “loãng” mẫu thử quá mức.
Quy trình lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm
Có 2 phương pháp lấy nước tiểu thường gặp là lấy nước tiểu giữa dòng và lấy nước tiểu sau 24 tiếng.
-
1. Lấy nước tiểu giữa dòng
Phương pháp này thường yêu cầu người bệnh lấy mẫu nước tiểu ngay tại bệnh viện/ phòng khám hoặc cơ sở xét nghiệm. Các bước tiến hành như sau:
– Vệ sinh tay
– Rửa sạch và lau khô khu vực xung quanh niệu đạo
– Đi tiểu một lượng nhỏ vào nhà vệ sinh
– Ngừng giữ dòng và lấy mẫu nước tiểu vào cốc (khoảng 1/2 cốc đựng hoặc theo vạch hướng dẫn – trung bình từ 30 – 60ml)
– Tiếp tục đi tiểu cho xong
– Làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuyển mẫu
-
2. Lấy nước tiểu sau 24h
Việc thu thập nước tiểu trong 24 tiếng giúp chẩn đoán chính xác hơn các vấn đề về thận qua kết quả lượng creatinin đào thải qua thận cũng như lượng protein, hormone, khoáng chất và nhiều hợp chất hóa học khác. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu sau 24h như sau:(3)
– Chuẩn bị thùng lớn để chứa nước tiểu – thường sẽ được cơ sở y tế cung cấp.
– Bỏ lần đi tiểu đầu tiên sau khi ngủ dậy vào buổi sáng
– Thu thập toàn bộ lượng nước tiểu trong 24 tiếng tiếp theo
– Mang mẫu nước tiểu tới cơ sở xét nghiệm
- 3. Một số lưu ý khi thu thập nước tiểu 24 tiếng:
– Tất cả nước tiểu phải được lưu, bảo quản và giữ lạnh. Điều này có nghĩa là người bệnh cần giữ mẫu trong tủ có đựng đá hoặc trong tủ lạnh trong 24 giờ tiếp theo.
– Sau khi thu thập đủ mẫu cần mang mẫu thử đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
– Tùy vào điều kiện sức khỏe mà việc thu thập có thể kéo dài vài ngày.
Ngoài 2 phương pháp trên, trong một số trường hợp đặc biệt như ở trẻ em, việc lấy nước tiểu có thể thực hiện bằng việc đưa ống thông tiểu qua đường tiết niệu vào bàng quang để lấy nước tiểu.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu mang ý nghĩa gì?
Trong khoảng 1-2 tiếng hoặc sau 1-2 ngày – tùy theo mức độ phức tạp, số lượng mức đo khi phân tích – sau khi chuyển mẫu, người bệnh có thể nhận được kết quả xét nghiệm nước tiểu.
Một chỉ số quan trọng chính là lượng protein có trong nước tiểu. Đôi khi mức protein có thể tăng đột biến do bạn bị sốt, căng thẳng quá mức hay vận động quá sức,… Tuy nhiên lượng protein cao trong nước tiểu bất thường còn là dấu hiệu tiềm ẩn có thể gây ra bệnh thận như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, thiếu máu hồng cầu hình liềm hay viêm khớp dạng thấp,…
Nếu xét nghiệm nước tiểu bằng kính hiển vi như kiểm tra tế bào hồng cầu hoặc vi khuẩn; kết quả có thể đề cập tới phân loại số lượng của chất theo Ít – Trung bình – Nhiều.
Mặc dù chưa thể chắc chắn liệu người bệnh có vấn đề sức khỏe nào hay không nhưng kết quả xét nghiệm sẽ cho biết dấu hiệu cảnh báo. Trong hầu hết trường hợp, nếu có kết quả bất thường thì người bệnh thêm một số kiểm tra khác như chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm máu,… để cung cấp thông tin chẩn đoán rõ ràng hơn.
Xét nghiệm nước tiểu hết bao nhiêu tiền?
– 1. Địa chỉ thực hiện: Xét nghiệm nước tiểu tại phòng khám thường chi phí sẽ rẻ hơn với những phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải chờ đợi lâu, nhiều thủ tục và quy trình thực hiện liên quan. Tại phòng khám tư nhân mặc dù chi phí cao hơn nhưng quá trình xét nghiệm, nhận kết quả nhanh, thủ tục không rườm rà.
– 2. Phương pháp thực hiện: Xét nghiệm nước tiểu bằng phương pháp hiện đại sẽ có chi phí cao hơn phương pháp truyền thống.
– 3. Tình trạng sức khỏe: Nếu người bệnh có sức khỏe tốt, quá trình xét nghiệm sẽ nhanh hơn, chi phí thấp hơn so với những người có sức khỏe kém, mắc nhiều bệnh lý cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác hơn.
Ưu đãi các gói khám nam khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Ưu đãi các gói khám phụ khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Ưu đãi các gói khám bệnh xã hội tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Lấy nước tiểu xét nghiệm lúc nào là tốt nhất?
Xét nghiệm nước tiểu ở đâu tốt, chi phí hợp lý tại Hà Nội?
– 1. Phòng khám sử dụng máy phân tích nước tiểu 11 thông số được nhập khẩu từ Anh, giúp phân tích, chẩn đoán bệnh lý chính xác. Chỉ sau 10 phút là có kết quả.
– 2. Có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn được đào tạo bài bản, lành nghề. Các bác sĩ từng làm việc tại nhiều phòng khám lớn.
- Bác sĩ chuyên khoa Ngoại – Lê Mạnh Cường
- Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II – Ngoại chung – Nguyễn Bá Dương
- Bác sĩ chuyên khoa cấp I – Đào Thanh Hóa
- Bác sĩ Chuyên Khoa II – Nguyễn Quang Cừ
- Bác sĩ Chuyên Khoa I sản phụ khoa – Nguyễn Thị Minh Cúc
- Bác sĩ Chuyên Khoa I chuyên nghành sản phụ khoa – Lê Đắc Hải
– 3. Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả.
– 4. Phòng khám sở hữu hệ thống cơ sở vật chất khang trang, được đầu tư bài bản, mang đến cảm giác thoải mái, yên tâm cho người bệnh trong quá trình khám – chữa bệnh.
- Máy phục hồi chức năng sinh lý nam
- Máy lấy tinh trùng tự động
- Máy laser bán dẫn
- Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt
- Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại
- Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn
– 5. Người bệnh hoàn toàn chủ động, linh hoạt sắp xếp công việc nhờ hệ thống đặt lịch khám trực tuyến, được lựa chọn bác sĩ, đặc biệt có thể khám chữa ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ.
– 6. Toàn bộ chi phí thăm khám – điều trị được trao đổi cụ thể với người bệnh, phòng khám cam kết không phát sinh chi phí khi chưa được thông báo trước đó. Bảng giá tuân thủ quy định từ Sở Y tế Hà Nội.
– 7. Thông tin cá nhân được bảo mật, phòng khám sẽ không cung cấp thông tin này cho bên thứ 3 nếu chưa có sự đồng ý từ người bệnh.
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường không cung cấp chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể đánh giá kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cùng với các xét nghiệm khác – hoặc yêu cầu thêm các xét nghiệm – để xác định các bước tiếp theo. Nếu chỉ số xét nghiệm nước tiểu vượt mức chỉ số bình thường bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách.