Đi ngoài ra máu là hiện tượng mà hầu như ai cũng gặp trong đời ít nhất một lần. Đôi khi đến từ những nguyên do không nguy hiểm nhưng rất nhiều trường hợp cảnh báo bất thường tại đường tiêu hóa. Đi ỉa ra máu có sao không và là triệu chứng bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng giải đáp đi vệ sinh ra máu cách chữa qua những thông tin chia sẻ dưới đây.
Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?
Đại tiện ra máu hay còn gọi đi ngoài ra máu là hiện tượng chất cặn bã lẫn với máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Số lượng máu có thể ít chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc nhiều chảy thành tia, thành giọt. Máu có thể đỏ thẫm, đỏ tươi thậm chí có màu thâm đen. Hiện tượng này rất nhiều người gặp phải nhưng phần lớn các trường hợp đều mơ hồ và không hiểu cặn kẽ về tình trạng này.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Dấu hiệu đại tiện ra máu thường rất dễ nhận biết, nếu gặp phải các dấu hiệu sau bạn đang gặp phải tình trạng này:
- Sau đại tiện có lẫn máu trong phân
- Chảy máu trong lúc đi đại tiện, thành giọt hoặc tia
- Phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh
- Trường hợp nguy hiểm sau khi đại tiện máu chảy không dứt
Đại tiện ra máu triệu chứng bệnh gì?
Bị ỉa ra máu có sao không? Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu rất đa dạng, trong đó nhiều trường hợp là dấu hiệu của những bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Bệnh trĩ
Đi ỉa ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của người bệnh trĩ. Đây là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, có tới 40 – 50% dân số nước ta mắc bệnh lý này. Bệnh gây ra do sự suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn. Người bệnh có triệu chứng máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh và thường có màu đỏ tươi. Một số trường hợp máu chảy nhiều, thậm chí phun thành tia. Ngoài ra, người bệnh có triệu chứng đau nhức hậu môn mỗi khi đi đại tiện.
2. Viêm loét đại – trực tràng
Bị đi ỉa ra máu có sao không? Rất có thể bạn đã bị viêm loét đại – trực tràng. Đây là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương lớp niêm mạc đại trực tràng với nhiều mức độ khác nhau. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đi ngoài ra máu. Đi ngoài nhiều lần có lẫn máu tươi hoặc dịch nhầy kèm theo đau bụng dưới, có thể sốt.
3. Nứt kẽ hậu môn hoặc viêm ống hậu môn
Tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn tới ống hậu môn bị tổn thương, chảy máu, sưng phù thậm chí bội nhiễm dẫn tới lở loét vùng hậu môn. Táo bón làm phân khô cứng hơn so với bình thường nên người bệnh không thể đi một cách tự nhiên mà phải rặn mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
4. Polyp đại trực tràng
Polyp là những khối u lồi trong lòng ruột kết được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết… Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng chúng có thể gây ra kích ứng, viêm và dẫn tới chảy máu nhẹ.
Người bệnh bị đi ngoài ra máu tươi, máu thường phủ ngoài mặt phân, không trộn lẫn với phân. Trong nhiều trường hợp, cần phải loại bỏ polyp vì polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng sau này.
5. Ung thư dạ dày
Đi ỉa ra máu có sao không? Đi ngoài phân đen có máu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày. Tuy nhiên, ít phổ biến hơn và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn khi khối u lớn bị vỡ và hoại tử.
6. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến nhất ở nữ tại nước ta. Có đến khoảng 60% bệnh nhân mắc ung thư trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu và đây cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất. Các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, buồn nôn, phân dẹt và lỏng, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, giảm cân đột ngột, người bệnh mệt mỏi.
Đi ỉa ra máu có sao không?
Đi ỉa ra máu có sao không? Đại tiện ra máu nếu không được khắc phục và điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh: Bị đi ngoài ra máu thường kèm theo các triệu chứng như ngứa rát hậu môn…khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, bất an, lo lắng…làm giảm chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của người bệnh.
– Nguy cơ mắc ung thư: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh lý về đại trực tràng, hậu môn, nếu không được phát hiện và điều trị có thể biến chứng thành ung thư nguy hiểm tính mạng.
– Thiếu máu: Tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài khiến cơ thể bị mất máu, choáng váng, đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp…gây ảnh hưởng sức khỏe.
Do đó, khi có triệu chứng đi cầu ra máu kèm dấu hiệu bất thường không nên chủ quan mà chủ động thăm khám, có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt nhằm tránh các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.
Ỉa ra máu lâu ngày có thể khiến bệnh nhân bị choáng váng vì thiếu máu
Đi ỉa ra máu khi nào cần thăm khám?
Đi ỉa ra máu có sao không? Nhiều trường hợp bị chảy máu nhẹ ở hậu môn thường không cần sự chăm sóc y tế hoặc điều trị. Nhưng nhiều trường hợp chảy máu nghiêm trọng, kéo dài hoặc gây đau đớn có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần phải gặp bác sĩ để thăm khám. Khi có các dấu hiệu sau nên tới bác sĩ:
- Bị chảy máu kéo dài nhiều ngày có thể tới 2 – 3 tuần
- Đau, sưng bụng bất thường, có thể nhận thấy các cục cứng nổi lên trong bụng bất thường.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn và nôn
- Có khối u trong bụng
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, sức khỏe suy giảm
- Trẻ em đi tiêu phân đẫm máu hoặc chảy máu trực tràng
- Phân mỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn bình thường trong 3 tuần hay nhiều hơn.
- Đại tiện mất kiểm soát
Cách điều trị đại tiện ra máu
Đi ỉa ra máu có sao không? Chắc chắn là có với nhiều biến chứng nguy hiểm nên được chữa sớm. Để điều trị hiện quả, người bệnh cần thăm khám cụ thể và tìm ra nguyên nhân gây đại tiện ra máu. Tùy từng trường hợp có phác đồ điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau trong quá trình điều trị.
Sau khi thăm khám, bác sĩ lên phác đồ điều trị cụ thể tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể ngăn chảy máu bằng một số thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị để giảm đau, hạn chế chảy máu. Bên cạnh thuốc Tây y, trong Đông y cũng có một số loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong chữa đi cầu ra máu.
Cần lưu ý, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh nhưng sử dụng lâu dài gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận, dạ dày.
Một số trường hợp can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các bướu thịt, bộ phận ruột bị tổn thương do ung thư, viêm túi thừa, búi trĩ hoặc bệnh lý viêm ruột.
Để biết rõ ỉa ra máu có sao không, vui lòng liên hệ qua tổng đài: 033 555 1280 của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cụ thể.