Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Thời gian

8:00 - 20:00

Hotline

036.933.5252

banner banner

Đi ngoài rát và chảy máu hậu môn: Cảnh báo bệnh nguy hiểm

Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang

Đánh giá:

post

Chia sẻ:

Đi ngoài rát và chảy máu hậu môn không phải là tình trạng hiếm gặp. Vì vậy, nhiều người bệnh thường rất chủ quan khi xuất hiện các biểu hiện này mà không biết rằng đây có thể là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Đi ngoài rát và chảy máu hậu môn: Cảnh báo bệnh nguy hiểm

Bị đi ngoài rát và chảy máu hậu môn là bệnh gì? 

Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn từng gặp phải tình trạng đi cầu ra máu và đau rát hậu môn ít nhất một lần trong đời. Thực chất, tình trạng này cũng có thể là biểu hiện nhất thời không gây nguy hiểm nhưng cũng có thể là triệu chứng của cơ thể báo hiệu bạn đang gặp phải một căn bệnh nào đó liên quan đến vùng hậu môn. Cụ thể, một vài căn bệnh đó là:

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

1. Bệnh trĩ

Nhắc đến đi ngoài rát và chảy máu hậu môn chúng ta có thể nhắc ngay đến bệnh trĩ vì đây là biểu hiện thường gặp và dễ phát hiện của căn bệnh này. Hiện nay, số người mắc bệnh trĩ đang ngày càng tăng nhanh. Trĩ xuất hiện do sự căng dãn, phì đại tĩnh mạch. Khi bệnh trĩ không được kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, khiến người bệnh mệt mỏi và có thể gặp biến chứng nguy hiểm.

Chớ chủ quan với nấm hậu môn. Bác sĩ mách cách hay đánh bay cơn ngứa

2. Polyp hậu môn

Polyp hậu môn hay còn được gọi là polyp trực tràng. Đây là chứng bệnh do các khối u lành tính ở trực tràng gây nên những đợt đại tiện chảy máu kèm theo đau rát hậu môn và đau bụng. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng sẽ có khả năng diễn tiến thành bệnh ung thư đại trực tràng trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh.

3. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là chứng bệnh hậu môn xuất hiện các vết nứt kẽ khiến máu tươi chảy ra trong quá trình người bệnh đi đại tiện. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn và trong phân có lẫn máu tươi hoặc máu tươi chảy thành giọt. 

Bệnh thường là biểu hiện của chứng táo bón lâu ngày, gây đi ngoài rát và chảy máu hậu môn. Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện để tránh gặp phải tình trạng viêm nhiễm, lở loét nguy hiểm.

Chớ chủ quan với nấm hậu môn. Bác sĩ mách cách hay đánh bay cơn ngứa

4. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là một trong những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng mà bạn có thể gặp phải khi cơ thể xuất hiện biểu hiện đi cầu ra máu kèm đau rát hậu môn. Ung thư đại trực tràng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Nhiều người thường chủ quan khi gặp phải tình trạng đau rát hậu môn kèm đi cầu ra máu mà không đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Đến khi cơ thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng biểu hiện như đại tiện không tự chủ, táo bón kinh niên, chướng bụng đầy hơi, sụt cân… mới tá hỏa đi cấp cứu và căn bệnh đã trở nên trầm trọng.

Đi ngoài rát và chảy máu hậu môn có nguy hiểm không?

Hậu môn bị chảy máu kèm theo đi ngoài đau rát là hiện tượng không nên chủ quan bởi nó có thể xuất phát từ các bệnh lý như đã nói ở trên. Tình trạng này nếu trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến:

– Bị mất máu: nếu chảy máu hậu môn kéo dài cơ thể rất dễ bị thiếu máu khiến người bệnh bị mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, ngất xỉu,…

– Bội nhiễm, nhiễm trùng hoặc áp xe hậu môn: chảy máu liên tục ở hậu môn khi không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc thậm chí là áp xe hậu môn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Mắc bệnh lý phụ khoa: nữ giới bị chảy máu hậu môn kết hợp với vệ sinh không đúng cách, không sạch sẽ dễ bị tác nhân có hại bên ngoài xâm nhập và gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Đi ngoài rát và chảy máu hậu môn lâu ngày có thể khiến bệnh nhân bị choáng váng vì thiếu máu

Đi ngoài rát và chảy máu hậu môn nên làm gì?

Người bị chảy máu hậu môn nên quan sát tình trạng của mình để có biện pháp xử trí phù hợp: 

* Với trường hợp chảy máu mức độ nhẹ:

– Xây dựng thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tuyệt đối không rửa ngược lên vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm.   

– Có một chế độ dinh dưỡng khoa học trong đó đặc biệt chú ý bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích nhuận tràng như: trái cây, rau xanh,… Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và đồ uống chứa chất kích thích cần hạn chế sử dụng ở mức tối đa.

– Ăn ngủ có giờ giấc kết hợp tăng cường tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tâm lý căng thẳng hay quá mức.

– Bổ sung nước cho cơ thể để tránh nguy cơ bị táo bón nên phải rặn khi đại tiện khiến cho tình trạng chảy máu hậu môn càng trở nên nghiêm trọng. Tốt nhất nên uống mỗi ngày 2 – 2.5 lít nước để cải thiện tiêu hóa, giúp làm mềm phân.

– Không rặn mạnh khi đại tiện vì việc làm này dễ làm trầm trọng hơn tình trạng chảy máu ở hậu môn.

– Chườm ấm hoặc chườm lạnh tại hậu môn để tránh sưng, đau.

* Với trường hợp chảy máu mức độ nặng

Những người bị đi ngoài rát và chảy máu hậu môn mức độ nặng có thể có nguy cơ mất máu cấp hoặc mạn, cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám ngay để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra cần thiết để tìm ra lý do khiến hậu môn bị chảy máu và căn cứ trên chẩn đoán cuối cùng mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên kết luận chẩn đoán bệnh, thường là trị liệu nội hoặc ngoại khoa tùy vào từng trường hợp cụ thể:

– Điều trị nội khoa: Bệnh nhân được kê đơn thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt với mục đích cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm,… để giúp tổn thương nhanh chóng hồi phục.

– Điều trị ngoại khoa: Phương pháp điều trị chảy máu hậu môn là “kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT”. Đây là phương pháp dùng sóng điện cao tần để làm sản sinh lượng nhiệt trong khoảng 80 – 90 độ C với mục đích làm quang đông và nhanh chóng thắt nút mạch máu. Sau điều trị, tình trạng chảy máu hậu môn được khắc phục mà không để lại biến chứng, nguy cơ tái phát cũng được hạn chế ở mức thấp nhất.

Hy vọng với những chia sẻ về hiện tượng chảy máu hậu môn trên đây đã giúp bạn đọc trở nên cảnh giác hơn khi chẳng may phát hiện tình trạng này. Nếu đang bị đi ngoài rát và chảy máu hậu môn, bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục. 

Hãy tìm đến đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành của Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được giải đáp mọi thắc mắc. Mọi thông tin cần tìm hiểu thêm về bệnh lý hậu môn trực tràng cũng như có nhu cầu đặt lịch khám, hãy gọi đến hotline: 036.933.5252 để được tổng đài viên trả lời và tư vấn cách thức đặt lịch nhanh chóng.

post

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Mọc mụn ở hậu môn dấu hiệu bệnh sùi mào gà hay bệnh trĩ?

Mọc mụn ở hậu môn dấu hiệu bệnh sùi mào gà hay bệnh trĩ?

Sùi mào gà là bệnh lý truyền nhiễm lây qua đường tình dục phổ biến hàng đầu. Triệu chứng lâm sàng có thể xuất...

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì? Đừng chỉ nghĩ đến bệnh trĩ

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì? Đừng chỉ nghĩ đến bệnh trĩ

Đi đại tiện ra máu là hiện tượng không hiếm gặp, tuy nhiên ít ai biết đến đây là biểu hiện của một số...

Đại tiện ra máu có sao không? Đó là biểu hiện bệnh gì?

Đại tiện ra máu có sao không? Đó là biểu hiện bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng mà hầu như ai cũng gặp trong đời ít nhất một lần. Đôi khi đến từ những...

Chảy máu tươi khi đi nặng là biểu hiện của bệnh gì? 

Chảy máu tươi khi đi nặng là biểu hiện của bệnh gì? 

Hiện tượng chảy máu tươi khi đi nặng là một trong những biểu hiện bất thường khiến nhiều người lo lắng. Trong hầu hết...

Chảy máu hậu môn nhưng không đau: Cảnh báo 4 bệnh lý nguy hiểm

Chảy máu hậu môn nhưng không đau: Cảnh báo 4 bệnh lý nguy hiểm

‍Chảy máu hậu môn nhưng không đau có thể là dấu hiệu sinh lý do táo bón, nóng trong người, thân nhiệt cao…nhưng cũng...

Chảy máu hậu môn khi mang thai, nguyên nhân do đâu?

Chảy máu hậu môn khi mang thai, nguyên nhân do đâu?

Mang thai là quá trình thay đổi nhiều mặt của người phụ nữ, đặc biệt là hậu môn và trực tràng, khiến chảy máu...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
036.933.5252 TƯ VẤN ONLINE CHAT ZALO FACEBOOK