Mang thai là quá trình thay đổi nhiều mặt của người phụ nữ, đặc biệt là hậu môn và trực tràng, khiến chảy máu hậu môn khi mang thai. Vậy, nguyên nhân của vấn đề đến từ đâu? Giải quyết như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Chỉ mặt 4+ THỦ PHẠM gây chảy máu hậu môn khi mang thai
Chảy máu hậu môn khi mang thai là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, hay gặp phải nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, do kết quả của quá trình tác động của hormone và quá trình phát triển của thai nhi.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Vậy, chảy máu hậu môn khi mang thai bắt nguồn từ những bệnh lý gì?
1. Táo bón:
Trong giai đoạn thai kỳ, progesterone trong cơ thể thường tăng cao nhưng sẽ khiến chức năng nhu động ruột bị sụt giảm nghiêm trọng. giảm chức năng nhu động ruột. Cùng với chế độ dinh dưỡng mất cân bằng (thiếu chất xơ, ít vận động) sẽ gây ra tình trạng táo bón.
Phân sẽ có biểu hiện khô cứng, mỗi lần đi vệ sinh phải cố rặn qua ống hậu môn và trực tràng sẽ gây tổn thương niêm mạc dẫn đến chảy máu hậu môn.
2. Bệnh trĩ
Nội tiết thay đổi, thai nhi phát triển nhanh tạo ra áp lực đè lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng gia tăng. Áp lực này làm suy yếu đi cấu trúc mô liên kết nâng đỡ tĩnh mạch, dẫn đến sự hình thành búi trĩ và sa xuống khỏi hậu môn.
Bệnh trĩ không chỉ gây ra chảy máu khi đại tiện mà còn tạo ra cảm giác căng thẳng và đau đớn ở vùng hậu môn.
3. Chảy máu trực tràng
Hiện tượng chảy máu trực tràng thường dễ nhận biết nhất là tình trạng đi ngoài kèm theo máu. Khi bị bệnh trĩ hoặc có biến chứng từ bệnh Crohn, viêm ruột, polyp hoặc ung thư đại trực tràng trong giai đoạn thai kỳ có thể gây chảy máu hậu môn khi mang thai.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bị đau ở khu vực trực tràng, cảm giác căng thẳng, chóng mặt hoặc đau đầu, có thể gây ngất xỉu.
4. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn hình thành do bệnh trĩ và tình trạng táo bón kéo dài, gây áp lực quá mức lên các cơ quan xung quanh vùng ống hậu môn, dẫn đến việc niêm mạc bị nứt ra cùng với các mạch máu.
Khi cần dùng lực rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài trong quá trình đi tiểu, các vết nứt này càng trở nên lớn hơn và gây chảy máu hậu môn khi mang thai.
Chảy máu hậu môn khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Chảy máu hậu môn khi mang thai là một vấn đề cần được quan tâm và theo dõi một cách cẩn thận. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai kỳ.
Trong trường hợp mẹ bầu chỉ trải qua hiện tượng đi ngoài ra máu trong khoảng 1 – 2 ngày và sau đó tình trạng tự khắc giảm đi thì được coi là bình thường và không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc thiếu máu có thể gây nhẹ cân và suy dinh dưỡng cho thai nhi.
Đối với tình trạng mẹ bầu đi ngoài ra máu do táo bón cần đặc biệt thận trọng, đặc biệt là trong những tuần đầu của thai kỳ. Lúc này, thai nhi chưa được gắn kết mạnh mẽ với tử cung, việc mót rặn để đi tiểu có thể tăng nguy cơ sảy thai.
Nếu tình trạng chảy máu hậu môn khi mang thai có nguồn gốc từ chảy máu trực tràng, việc thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và chẩn đoán bệnh là cần thiết nhất. Việc chậm trễ trong việc khám và xử lý tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Chảy máu hậu môn khi mang thai, điều trị thế nào?
Khi xuất hiện tình trạng chảy máu hậu môn khi mang thai, việc chăm sóc sức khỏe và áp dụng các biện pháp an toàn là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để xử lý tình trạng này một cách an toàn:
– Giảm áp lực vùng bụng: mẹ bầu nên thay đổi cách ngồi khi đi cầu. Bạn có thể ngồi xổm, giúp giảm áp lực tại vùng bụng. Kết hợp với việc thực hiện động tác thể dục nhẹ nhàng và yoga, tránh ngồi lâu một chỗ để giúp tiêu hóa tốt hơn.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống khoa học và đúng đắn giúp hạn chế tình trạng chảy máu khi đi cầu và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh và các loại hoa quả giúp giảm táo bón.
– Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước hàng ngày giúp hạn chế tình trạng Chảy máu hậu môn khi mang thai. Uống từ 2 – 2.5 lít nước và thường xuyên uống nước ép hoa quả, sinh tố để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
– Có thói quen đi cầu theo giờ giúp kiểm soát lượng máu đi ra ngoài. Đi đại tiện lúc sáng sớm và không nhịn đại tiện giúp đào thải chất thải tốt hơn và bảo vệ hệ tiêu hóa.
– Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, khô thoáng, nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh và tránh các vấn đề về viêm nhiễm.
Nếu tình trạng chảy máu hậu môn khi mang thai xảy ra thường xuyên, lượng máu mất nhiều có thể chỉ định sử dụng thuốc cầm máu, thuốc bôi làm bền thành mạch hậu môn.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nên mọi loại thuốc dùng đều phải có sự tư vấn kỹ từ các bác sĩ chuyên khoa.
Mọi thắc mắc liên quan đến tình trạng chảy máu hậu môn khi mang thai, bạn đọc vui lòng liên hệ đến số Hotline: 033 555 1280 để được các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tư vấn thông tin cụ thể.